Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa trường THPT Chuyê...
- Câu 1 : “Khi đun nóng protein với dung dịch …(1)… và dung dịch …(2)… hay nhờ xúc tác của …(3)…, các liên kết peptit trong phân tử protein bị phân cắt dần, tạo thành các chuỗi …(4)… và cuối cùng thành hỗn hợp các …(5)….” . Điền từ thích hợp vào các chỗ trống trong câu trên:
A
B
C
D
- Câu 2 : Phát biểu nào sau đây đúng ?
A Để khử mùi tanh của cá người ta dùng muối ăn.
B Đipeptit có 2 liên kết peptit.
C Isopropanol và N-metylmetanamin có cùng bậc.
D Anilin có tính bazơ yếu và làm xanh quỳ tím ẩm.
- Câu 3 : Để sản xuất nhôm trong công nghiệp người ta thường
A Điện phân dung dịch AlCl3.
B Cho Mg vào dung dịch Al2(SO4)3.
C Cho CO dư đi qua Al2O3 nung nóng.
D Điện phân Al2O3 nóng chảy có mặt criolit.
- Câu 4 : Trong không khí ẩm, các vật dụng bằng đồng bị bao phủ bởi lớp gỉ màu xanh. Lớp gỉ đồng là
A (CuOH)2.CuCO3.
B CuCO3.
C Cu2O.
D CuO.
- Câu 5 : Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường: (a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH. (b) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3. (c) Cho CaO vào nước. (d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2. Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A 4
B 2
C 3
D 1
- Câu 6 : X, Y, Z đều có công thức phân tử là C3H6O2. Trong đó: X làm quì tím hóa đỏ. Y tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng với Na kim loại. Z tác dụng được Na và cho được phản ứng tráng gương.Tổng số đồng phân cấu tạo thỏa mãn của X, Y, Z là:
A 3
B 6
C 4
D 5
- Câu 7 : Cho các phát biểu sau: (a) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa hóa học, crom thuộc chu kỳ 4,nhóm VIB. (b) Các oxit của crom đều là oxit bazơ (c) Trong các hợp chất, số oxi hóa cao nhất của crom là +6. (d) Trong các phản ứng hóa học, hợp chất crom(III) chỉ đóng vai trò chất oxi hóa. (e) Khi phản ứng với khí Cl2 dư, crom tạo ra hợp chất crom (III).Trong các phát biểu trên những phát biểu đúng là:
A (a), (c) và (e)
B (a), (b) và (e)
C (b), (d) và (e)
D (b), (c) và (e).
- Câu 8 : Trong số các kim loại Al, Zn, Fe, Ag. Kim loại nào không tác dụng được với O2 ở nhiệt độ thường
A Ag
B Zn
C Al
D Fe
- Câu 9 : Cho các phát biểu sau: (1) Glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (2) Saccarozơ, mantozơ, tinh bột và xemlulozơ đều bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác. (3) Tinh bột và xenlulozơ đều được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. (4) Glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh.Phát biểu đúng là
A (1) và (4).
B (1), (2) và (4)
C (1), (2) và (3)
D (1), (2), (3) và (4)
- Câu 10 : Nhận xét nào sau đây không đúng
A Các kim loại kiềm đều có nhiệt độ nóng chảy rất cao.
B Các nguyên tử kim loại kiềm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1.
C Các kim loại kiềm đều có tính khử mạnh.
D Các kim loại kiềm đều mềm và nhẹ.
- Câu 11 : Hỗn hợp X gồm Al và kim loại M (trong đó số mol M lớn hơn số mol Al). Hòa tan hoàn toàn 1,08 gam hỗn hợp X bằng 100 ml dung dịch HCl thu được 0,0525 mol khí H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 17,9375g chất rắn. Biết M có hóa trị II trong muối tạo thành, nhận xét nào sau đây đúng
A Nồng độ dung dịch HCl đã dùng là 1,05M.
B Kim loại M là sắt (Fe).
C Thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong X là 50%.
D Số mol kim loại M là 0,025 mol.
- Câu 12 : Thổi khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau phản ứng thu được m1 gam chất rắn Y gồm 4 chất. Hoà tan hết chất rắn Y bằng dung dịch HNO3 dư, thu được 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở điều kiện chuẩn) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được (m1+ 16,68) gam muối khan. Giá trị của m là :
A 16,0 gam.
B 12,0 gam.
C 8,0 gam.
D 4 gam.
- Câu 13 : Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y (biết Fe3O4 chỉ bị khử về Fe). Chia Y thành hai phần:- Phần 1: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,15 mol H2, dung dịch Z và phần không tan T. Cho toàn bộ phần không tan T tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,45 mol H2.- Phần 2: cho tác dụng với dung dịch HCl thu được 1,2 mol H2.Giá trị của m là
A 164,6.
B 144,9.
C 135,4.
D 173,8.
- Câu 14 : Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit X bằng một lượng oxi vừa đủ, cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 25,5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 9,87 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 8,06 gam X trong dụng dịch NaOH (dư) đun nóng, thu được dung dịch chưa a gam muối. Giá trị của a là
A 4,87.
B 9,74.
C 8,34.
D 7,63.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein