Đề thi HK1 môn hóa lớp 10 - Trường THPT Ngô Gia Tự...
- Câu 1 : Nguyên tử X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử X có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của nguyên tử Y là 10. X và Y là các nguyên tử nào sau đây (cho O (Z=8), Mg (Z=12), Al (Z=13), Si (Z=14), Cl (Z=17))
A Al và O
B Al và Cl
C Si và O
D Mg và Cl
- Câu 2 : Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất thì oxi chiếm 74,04% về khối lượng. Nguyên tố R là
A As
B S
C N
D P
- Câu 3 : Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng vừa đủ với 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm Cl2 và O2 thu được 19,7 gam hỗn hợp Z gồm 4 chất. Phần trăm khối lượng của Al trong X là
A 65,38%
B 34,62%
C 69,23%
D 30,77%
- Câu 4 : Cho sơ đồ phản ứng: FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + 5NO + H2OSau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng của phản ứng là
A 25.
B 21.
C 23.
D 19.
- Câu 5 : Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron là 1s22s22p63s2 thì nguyên tố đó thuộc:
A Chu kì 2
B Chu kì 3
C Nhóm IIIA
D Nhóm IA
- Câu 6 : Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học được phân biệt bởi:
A Số electron hóa trị.
B Số proton.
C Số lớp electron.
D Số nơtron.
- Câu 7 : Anion X- có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn:
A Chu kì 3, nhóm VIIA
B Chu kì 3, nhóm IIA
C Chu kì 2, nhóm IVA
D Chu kì 3, nhóm IVA
- Câu 8 : Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (proton, nơtron, và electron) là 82, biết số hạt mạng điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Kí hiệu hóa học của X là:
A \({}_{26}^{57}Fe\)
B \({}_{26}^{56}Fe\)
C \({}_{28}^{57}Ni\)
D \({}_{27}^{55}Co\)
- Câu 9 : Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức R2O7. R là nguyên tố nào?
A Nitơ (Z=7)
B Cacbon (Z=6)
C Clo (Z=17)
D Lưu huỳnh (Z=16)
- Câu 10 : Vi hạt nào sau đây có số electron nhiều hơn số nơtron?
A Ion natri (\({}_{11}^{23}N{a^ + }\))
B Ion kali (\({}_{19}^{39}K^+\))
C Ion clorua (\({}_{17}^{35}C{l^ - }\))
D Ion sunfua (\({}_{16}^{32}S^{2-}\))
- Câu 11 : Cho phản ứng: KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O.Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là
A 5 và 1.
B 2 và 10.
C 1 và 5.
D 5 và 2.
- Câu 12 : Trong hạt nhân nguyên tử (trừ H), các hạt cấu tạo nên hạt nhân gồm:
A proton, nơtron và electron.
B pronton và nơtron.
C nơtron.
D electron.
- Câu 13 : Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,546. Đồng tồn tại trong tự nhiên với 2 loại đồng vị là \({}_{29}^{65}Cu\) và \({}_{29}^{63}Cu\). Thành phần phần trăm về nguyên tử của \({}_{29}^{63}Cu\) là:
A 72,7%
B 27,30%
C 23,70%
D 26,30%
- Câu 14 : Nguyên tử Ne (Z=10) và các ion Na+ (Z=11), F- (Z=9) có:
A Số electron bằng nhau.
B Số nơtron bằng nhau.
C Số khối bằng nhau.
D Số proton bằng nhau.
- Câu 15 : Cho quá trình Fe2+ → Fe3+ + 1e, đây là quá trình
A tự oxi hóa - khử.
B nhận proton.
C oxi hóa.
D khử.
- Câu 16 : Kí hiệu \({}_Z^AX\) cho ta biết những thông tin gì về nguyên tố hóa học X?
A Chỉ biết số hiệu nguyên tử.
B Chỉ biết nguyên tử khối trung bình của nguyên tử.
C Chỉ biết số khối của nguyên tử.
D Số hiệu nguyên tử và số khối của nguyên tử.
- Câu 17 : Định nghĩa nào sau đây về nguyên tố hóa học là đúng? Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử:
A Có cùng số nơtron trong hạt nhân.
B Có cùng điện tích hạt nhân.
C Có cùng số khối.
D Có cùng nguyên tử khối.
- Câu 18 : Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (R có số oxi hóa thấp nhất) và trong oxit cao nhất tương ứng là a% và b%, với a : b = 11 : 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron s.
B Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn.
C Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 3.
D Phân tử oxit cao nhất của R không có cực.
- Câu 19 : Tổng số elecron trong ion NO3- là (Cho: 7N, 8O):
A 32
B 3
C 31
D 24
- Câu 20 : Tổng số hạt p, n, e, của nguyên tử X là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu hóa học và vị trí của X (chu kỳ, nhóm) là
A Mg, chu kỳ 3, nhóm IIA
B F, chu kỳ 2, nhóm VIIA
C Na, chu kỳ 3, nhóm IA
D Ne, chu kỳ 2, nhómVIIIA
- Câu 21 : Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn gồm:
A Các nguyên tố s và các nguyên tố p
B Các nguyên tố p
C Các nguyên tố s
D Các nguyên tố d
- Câu 22 : Cho quá trình NO3- + 3e + 4H+ → NO + 2H2O, đây là quá trình
A nhận proton.
B oxi hóa.
C khử.
D tự oxi hóa – khử.
- Câu 23 : Các nguyên tố hóa học trong cùng một nhóm A có đặc điểm nào chung về cấu hình e nguyên tử?
A Số phân lớp electron
B Số lớp electron
C Số electron lớp L
D Số electron lớp ngoài cùng
- Câu 24 : Số oxi hóa của S trong các phân tử H2SO3, S8, SO3, H2S lần lượt là
A +6; +8; +6; -2
B +4; 0; +4; -2
C +4; 0; +6; -2
D +4; -8; +6; -2
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao