Đề thi thử THPT QG môn Hóa THPT Chuyên Tiền Giang...
- Câu 1 : Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học trước là
A (3) và (4).
B (2), (3) và (4).
C (2) và (3).
D (1), (2) và (3).
- Câu 2 : Hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch X, Y, Z, T được ghi lại như sau:Chất X, Y, Z, T lần lượt là
A glyxin, anilin, axit glutamic, metylamin.
B anilin, glyxin, metylamin, axit glutamic.
C axit glutamic, metylamin, anilin, glyxin.
D etylamin, anilin, glyxin, axit glutamic.
- Câu 3 : Điện phân 500 ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 a mol/l và NaCl 1,0 mol/l với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi 5A trong thời gian 96,5 phút (hiệu suất quá trình điện phân là 100%, nước bay hơi không đáng kể) thu được dung dịch có khối lượng giảm so với ban đầu là 17,15 gam. Giá trị của a là
A 0,5.
B 0,2.
C 0,3.
D 0,4.
- Câu 4 : Cho NaOH đến dư vào dung dịch chứa MgSO4, CuSO4, Al2(SO4)3 được kết tủa X. Nung X được chất rắn Y. Cho CO dư đi qua Y nung nóng sẽ thu được chất rắn là
A MgO, Al2O3, Cu.
B MgO, Al2O3, Cu.
C MgO, CuO.
D MgO, Cu.
- Câu 5 : Cho sơ đồ: \(Cr\xrightarrow{{ + C{l_2}}}X\xrightarrow{{ + NaO{H_{du}}}}Y\xrightarrow{{ + C{l_2}}}Z\xrightarrow{{ + H2SO{4_{loang}}}}T\)Các chất X, Y, Z, T tương ứng là:
A CrCl2, NaCrO2, Cr(OH)3, CrCl3.
B CrCl3, NaCrO2, Na2CrO4, Na2Cr2O7.
C CrCl2, Cr(OH)2, Cr(OH)3, NaCrO2.
D CrCl3, Cr(OH)3, NaCrO2, Na2CrO4.
- Câu 6 : Hợp chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử C4H11O2N. X phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, sinh ra khí Y, có tỉ khối hơi so với H2 nhỏ hơn 17 và làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X là
A 3.
B 4.
C 2.
D 5.
- Câu 7 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 este đồng phân cần dùng 4,704 lít khí O2, thu được 4,032 lít CO2 và 3,24 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 110 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 7,98 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z (MY>MZ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tỉ lệ a:b là
A 2:3.
B 2:1.
C 1:5.
D 3:2.
- Câu 8 : Cho 4,48 gam hỗn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COOC6H5 (có tỉ lệ mol là 1:1) tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng chất rắn thu được là
A 5,6 gam.
B 4,88 gam.
C 6,4 gam.
D 3,28 gam.
- Câu 9 : Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A 14,775.
B 19,700.
C 9,850.
D 29,550.
- Câu 10 : Khi đốt NaCl trên ngọn lửa đèn cồn thu được ngọn lửa màu gì?
A Da cam.
B Vàng tươi.
C Đỏ thẫm.
D Tím hồng.
- Câu 11 : Cho 17,80 gam bột Fe vào 400 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,40M và H2SO4 0,50M. Sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị m và V là
A 10,68 và 2,24.
B 11,2 và 2,24.
C 10,68 và 3,36.
D 11,20 và 3,36.
- Câu 12 : Cho các phát biểu sau:(1) Saccarozo không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3.(2) Tơ poliamit kém bền trong các môi trường axit và bazo.(3) Tơ xenlulozo axetat thuộc loại tơ hóa học.(4) Sản phẩm của sự thủy phân tinh bột luôn là glucozo.(5) Lòng trắng trứng không tan trong nước.(6) Xenlulozo không tạo hợp chất xanh tím với iot.(7) Quá trình quang hợp cây xanh có tạo thành glucozo.Số phát biều đúng là
A 6
B 3
C 5
D 4
- Câu 13 : Hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Ca và CaO. Hòa tan 10,72 gam X vào dung dịch HCl vừa đủ thu được 3,248 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Trong Y có 12,35 gam MgCl2 và m gam CaCl2. Giá trị của m là
A 13,32.
B 15,54.
C 19,98.
D 33,3.
- Câu 14 : Cho các phát biểu sau:(1) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.(2) Cho HNO3 vào dung dịch protein tạo thành dung dịch có màu vàng.(3) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.(4) Ở điều kiện thường, metyl amin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai.(5) Lòng trắng trứng không tan trong nước.(6) Tên gọi của CH3CH2NHCH3 là propan-2-amin.Số phát biểu đúng là
A 4
B 3
C 1
D 2
- Câu 15 : Cho x gam Al2O3 tan hoàn toàn vào dung dịch chứa y mol HCl thu được dung dịch Z chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Z thì đồ thị biểu diễn lượng kết tủa phụ thuộc vào lượng OH- như sau:Giá trị của x là
A 20,25.
B 56,10.
C 61,20.
D 32,40.
- Câu 16 : Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit A và một pentapeptit B (A và B đều mạch hở chứa đồng thời glyxin và alanin trong phân tử) bằng lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được (m +15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được Na2CO3 và hỗn hợp khí và hơi Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp X gần với giá trị nào nhất sau đây?
A 58,92%.
B 47,85%.
C 50,92%.
D 47,50%.
- Câu 17 : Ứng với công thức phân tử C4H11N có x đồng phân amin bậc nhất, y đồng phân amin bậc hai và z đồng phân amin bậc 3. Các giá trị x, y, z lần lượt là
A 4, 3 và 1.
B 3, 3 và 0.
C 4, 2 và 1.
D 3, 2 và 1.
- Câu 18 : Kim loại có thể điều chế được từ quặng boxit là kim loại nào?
A Al.
B Mg.
C Fe.
D Cu.
- Câu 19 : Trong số các chất sau: tinh bột, xenlulozo, saccarozo, tripeptit, glucozo, tructozo. Số chất có thể tham gia phản ứng thủy phân là
A 5.
B 3.
C 4.
D 6.
- Câu 20 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau: CO2 → A → B → C2H5OH. Các chất A, B là
A tình bột, glucozo.
B tinh bột, saccarozo.
C glucozo, xenlulozo.
D tinh bột, xenlulozo.
- Câu 21 : Hòa tan hoàn toàn 19,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong dung dịch chứa 1,2 mol HNO3, sau khi các kim loại tan hết thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và V lít (ở đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí có tỉ kleej mol 1:2. Cho 500 ml dung dịch KOH 1,7M vào Y thu được kết tủa D và dung dịch E. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 26 gam chất rắn F. Cô cạn cẩn thận E thu được chất rắn G. Nung G đến khối lượng không đổi, thu được 69,35 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V gần với giá trị nào nhất?
A 11,25.
B 11,50.
C 12,40.
D 11,02.
- Câu 22 : Đốt cháy hoàn toàn một amin mạch hở X bằng một lượng không khí (chứa 20% thể tích O2, còn lại là N2) vừa đủ, thu được 0,08 mol CO2; 0,2 mol H2O và 0,54 mol N2. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A Số nguyên tử cacbon của X lớn hơn 3.
B X chỉ một công thức phân tử thỏa đề bài.
C Phân tử X có một liên kết ba.
D Số nguyên tử H trong phân tử X là 6.
- Câu 23 : Loại tơ nào sau đây đốt cháy chỉ thu được CO2 và H2O?
A Tơ tằm.
B Tơ nilon-6,6.
C Tơ nitron.
D Tơ visco.
- Câu 24 : Từ m kg khoai có chứa 25% tinh bột, bằng phương pháp lên men người ta điều chế được 100 lít dung dịch ancol etylic 60o. Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml, hiệu suất chung của cả quá trình là 90%. Giá trị của m là
A 375,65.
B 676,20.
C 338,09.
D 93,91.
- Câu 25 : Cho các phát biểu sau:(a) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.(b) Bột nhôm trộn với bột sắt (III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.(c) Muối FeCl3 được dùng làm xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.(d) Sắt có trong hemoglobin làm nhiệm vụ vận chuyển oxi.(e) Crom (III) oxit là chất lưỡng tính, màu lục thẫm.(f) Crom (III) hiđroxxit có màu xanh tím.Số phát biểu đúng là
A 3.
B 4.
C 2.
D 5.
- Câu 26 : Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin), ta có thể rửa cá với
A cồn.
B nước muối.
C nước.
D giấm.
- Câu 27 : Cho các chất sau: H2NCH2COOH (X), CH3COOH3NCH3 (Y), C2H5NH2 (Z), H2NCH2COOC2H5 (T). Dãy gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là
A X, Y, Z, T.
B X, Y, Z.
C Y, Z, T.
D X, Y, T.
- Câu 28 : Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Al và Na có tỉ lệ mol 1:2 vào nước dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A 5,84.
B 6,15.
C 7,30.
D 3,65.
- Câu 29 : Hiện tượng nào dưới đây được mô tả không đúng?
A Cho dung dịch Ca(OH)2 vào nước cứng vĩnh cửu thấy có kết tủa màu trắng.
B Cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl2 thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
C Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO3 thấy có bọt khí thoát ra.
D Cho bột Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3 thấy dung dịch chuyển từ màu vàng sang xanh.
- Câu 30 : Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH đun nóng nhẹ đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A 18,85.
B 16,6.
C 17,25.
D 16,96.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein