Bài 23. Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII - Lịch sử lớp 7

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 23. Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Câu ca dao sau nói lên điều gì? Em hãy kể thêm vài câu ca dao có nội dung tương tự.

CÂU CA DAO: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Nói lên tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của nhân dân ta, nó đã trở thành truyền thống của dân tộc, được lan truyền qua bao thế hệ già trẻ những con người “trong một nước”, cùng nguồn gốc “con Rồng cháu Ti

Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?

Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã trở nên phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt. Trải qua một quá trình lâu dài, với sự kết hợp của các giáo sĩ phương Tây và người Việt Nam, năm 1651 giáo sĩ Alêcxăng đơ

Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân như thế nào ?

Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân: Ruộng đất bỏ hoang. Mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập. Nghiêm trọng nhất là vùng Sơn Nam Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên... và vùng Thanh Nghệ. Nông dân phải bỏ làng phiêu bạt đi nơi

Em biết thêm gì về Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Nguyễn Bỉnh Khiêm 1491 1585 quê ở huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng, đỗ Trạng Nguyên, làm quan triều Mạc rồi từ quan về dạy học, người đương thời quen gọi ông là Trạng Trình. Ông có tấm lòng cao thượng, muốn lo trước những việc lo của thiên hạ. Là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũ

Em hãy kể tên những làng thủ công có tiếng ở nước ta thời xưa và hiện nay mà em biết.

Những làng thủ công có tiếng như gốm Thổ Hà Bắc Giang, Bát Tràng Hà Nội, làng dệt La Khê Hà Nội, rèn sắt ở Nho Lâm Nghệ An, Hiền Lương, Phú Bài Thừa Thiên Huế, các làng làm mía ở Quảng Nam.

Em hãy lập bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII - XVIII. Có những điểm gì mới?

BẢNG TÓM TẮT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, VĂN HÓA NƯỚC TA Ở CÁC THẾ KỈ XVII XVIII:             KINH TẾ NÔNG NGHIỆP: Đàng Ngoài: nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất. Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,… THỦ CÔNG NGHIỆP: Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đề

Em hãy xác định trên bản đồ Việt Nam ngày nay vị trí các địa danh nói trên.

HS tự trả lời.

Hãy kể tên một số công trình nghệ thuật dân gian mà em biết.

MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHỆ THUẬT DÂN GIAN: Chùa Tây Phương Thạch Thất Hà Tây, đình làng Đình Bảng Từ Sơn Bắc Ninh, tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp Bắc Ninh,… Những truyện Nôm dài như: Phan Trần, Nhị Độ Mai, Thạch Sanh,… Truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,… truyện tiếu lâm.

Hãy trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào các thế kỉ XVII - XVIII.

Điểm nổi bật ở các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Nhiều khách nước ngoài đến nước ta thế kỉ XVII còn được xem biểu diễn múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật. Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn chèo thuyền, đấu vật,

Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn đã làm gì để phát triển nông nghiệp ?

Ở Đàng Trong : Các chúa Nguyễn tổ chức dân đi khai hoang, cấp lương thực, nông cụ, thành lập làng ấp mới khắp vùng Thuận Quảng. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lí phía nam đã đặt phủ Gia Định. Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi, nền nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đổng bằng

Ở thế kỉ XVI - XVII, nước ta có những tôn giáo nào?

Ở thế kỉ XVI XVII, nước ta có những tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo.  

Phủ Gia Định gồm có mấy dinh, thuộc những tỉnh nào hiện nay ?

Phủ Gia Định gồm hai dinh : dinh Trấn Biên Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và dinh Phiên Trấn Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh.

Quê em có những chợ, phố nào?

HS tự trả lời.

Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong ?

Hội An là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong. Các hàng hoá từ Quảng Nam, Bình Khang, Diên Khánh... đều theo đường thuỷ, đường bộ tập trung về Hội An.

Tại sao trong thế kỉ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị ?

Trong thế kỉ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị. Cần nêu được những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp các nghề và làng nghề nổi tiếng, thương mại nội thương và ngoại thương. Chính những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp, nhất là thương nghiệp buôn bán tro

Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hoá dân tộc

Chữ Nôm ra đời sớm khoảng thế kỉ X XI do người Việt sáng tạo từ chữ Hán của người Trung Quốc, chữ Nôm ra đời thể hiện ý thức dân tộc cao. Những thế kỉ XIII XIV về sau, cùng với sự trưởng thành và phát triển của dân tộc, của giáo dục, khoa cử, ngày càng có nhiều nho sĩ, trí thức, quan lại sáng tác

Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII - XVIII phát triển như thế nào ?

Nông Nghiệp: Cuộc chiến tranh Nam Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam,

Vì sao chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay?

Chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay vì: đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến.

Vì sao đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong còn có điều kiện phát triển?

Nguyên nhân đến nửa đầu thế kỉ XVIII, nông nghiệp ở Đàng Trong còn có điều kiện phát triển : dựa vào nội dung SGK, mục 1 bài 25 để thấy được vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ nhất là vùng Nam Bộ, dân cư còn thưa thớt, khí hậu thuận lợi cho nông nghiệp phát triển...

Vì sao nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển cao ?

Để trả lời câu hỏi vì sao nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển, hãy dựa vào hoàn cảnh lịch sử nước ta bấy giờ, tình hình kinh tế hàng hoá và văn hoá để nêu lên nguyên nhân của sự phát triển mạnh mẽ, phong phú.

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 23. Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII - Lịch sử lớp 7 đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!