Bài 2. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Địa lí lớp 10
Bài 1 trang 14 SGK Địa lí 10
Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu. Những nội dung được thể hiện trên bản đồ thông qua phương pháp kí hiệu: + Vị trí, tên nhà máy, số lượng, quy mô các nhà máy thủy điện và nhiệt điện trên bản đồ. + Vị trí, quy mô các trạm biến áp.
Bài 2 trang 14 SGK Địa lí 10
Những nội dung được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động: Hướng di chuyển của gió và bão. Tần suất của bão thông qua độ dày mảnh của mũi tên chỉ bão. Tốc độ của gió thông qua độ dài ngắn của mũi tên chỉ gió.
Dựa vào hình 2.2 hãy chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ?
Ví dụ 1: Ki hiệu ngôi màu đỏ sao thể hiện nhà máy nhiệt điện. Tên nhà máy nhiệt điện: Bà Rịa, Phú Mỹ, Trà Nóc, Phả Lại, Uông Bí... Vị trí các nhà máy nhiệt điện chính là vị trí các điểm ngôi sao đỏ. Chất lượng: hình sao to nhỏ thể hiện quy mô các nhà máy, nhà máy công suất lớn Phú Mĩ, Phả Lại,
Quan sát hình 2.1, hãy cho biết có những dạng kí hiệu nào?
Các dạng kí hiệu: Kí hiệu hình học. Kí hiệu chữ. Kí hiệu tượng hình.
Quan sát hình 2.3, cho biết phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện được những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ ?
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động , thể hiện được: Hướng di chuuyển của gió và bão. Tần suất của của bão, thông qua độ dày hay mảnh của mũi tên. + Mũi tên mảnh một nét: từ 0,3 đến 1 cơn bão/tháng. + Mũi tên hai nét nhỏ: trên 1 đến 1,53 cơn bão/tháng. + Mũi tên lớn nhất: trên 1,3 đến bão/thá
Quan sát hình 2.4 ( trang 13 sgk Địa lí 10), hãy cho biết: Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng những phương pháp nào? Mỗi điếm chấm trên bản đồ tương ứng bao nhiêu người?
Phương pháp kí hiệu thể hiện các đô thị có quy mô dân số trên 8 triệu và từ 5 triệu đến 8 triệu. Phương pháp chấm điểm thể hiện phân bố dân cư trên lãnh thổ, mỗi điểm chấm tương ứng 500.000 người.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!