Đăng ký

Viết bài làm văn số 5:Nghị luận văn học

2,153 từ Văn mẫu

 ĐỀ BÀI THAM KHẢO

1. Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết:

    “Văn chương [...] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú                  ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người".

      Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên.

2. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của mình về giá trị giáo dục của tác phẩm văn học.

 3. Anh (chị) hãy bày tỏ quan dỉểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra".

                                                                               Gợi ý đề 1

I. Phân tích, tìm hiểu đề

       - Thể loại: Bình luận một vấn đề văn học.

       -Nội dung: Giá trị văn học nói cụ thể hơn là giá trị của hai loại: “loại đáng - thờ” và loại “không đáng thờ”.

      -Từ việc giải thích ý kiến của Nguyễn Văn Siêu, người viết đưa ra ý kiến của mình về quan niệm của Nguyễn Văn Siêu.

II. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

   - Vì lẽ gì nhà văn cầm bút? Mục đích tối thượng của văn chương là gì? Là nhằm thể hiện sự điêu luyện, khéo tay của tác giả hay nhằm hướng độc giả vươn tới những giá trị tinh thần cao cả. Đây là vấn để nóng bỏng đặt ra từ lâu của nhà nghệ sĩ.

  - Là bậc danh sĩ lừng tiếng: “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán". Nguyễn Văn Siêu cũng đã nêu lên một quan niệm văn chương xác đáng và thuyết phục.

2.Thân bài

   a) Giải thích ý kiến của Nguyễn Văn siêu 3 Kết bà|

   - Nguyễn Văn Siêu dựa trên tiêu chuẩn mục đích để phân loại văn chương. Theo ông, văn chương có hai loại: loại “đáng thờ" và loại “ không đáng thờ'' là loại văn chương vì con người, hướng tới con người. Đây mới là loại văn chương đích thực, đúng nghĩa.

   Còn loại văn chương “không đáng thờ" à loại văn chương chỉ chuyên chú ở "văn chương", nghĩa là chỉ quan tâm đến việc gọt đẽo ngôn từ, chạy theo cái đẹp hình thức,đẹp “thuần túy" mà chối bỏ trách nhiệm xã hội của người nghệ sĩ. Theo những người này, thiên chức của nghệ sĩ chỉ có một mục đích hướng tới cái đẹp siêu hình. Loại văn chương này đã được họ đẩy đến cực đoan và trở thành chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa duy mĩ, tạo nên những trang viết, những vần thơ bí hiểm, hũ nút, không ai hiểu được, thoát li cuộc đời, cắt đứt sợi dây gắn kết cuộc đời với văn chương.

   Trong khi đó, loại “văn chương đáng thờ" là loại văn chương “chuyên chú ở con người", quan niệm “văn học là nhân học", văn chương là cuộc đời. Các nghệ sĩ có quan niệm này đặt lên cao nhất mục đích vì con người, đấu tranh cho con người, giải phóng con người thoát khỏi cảnh bất công, đau khổ, hướng tới các giá trị Chân - Thiện - Mĩ những giá trị cao đẹp nhất của cuộc đời.

b) Bình luận, đánh giá, để xuất ý kiến

   - Tuy khẳng định mục đích tối thượng của văn chương là “chuyên chú ở con người’ nhưng Nguyễn Văn Siêu cũng như cha anh chúng ta không hề xem nhẹ hình thức nghệ thuật. Chỉ có điều là không chấp nhận loại văn chương xem hình thức nghệ thuật là mục đích tối thựợng. Hơn nữa, trong thực tế một tác phẩm văn học nghệ thuật luôn luôn có hai mặt không thể tách rời nhau: nội dung và hình thức. Không thể nào khác được.

  - Quan niệm của “Thân Siêu"còn đề cao “chữ tâm" của người cầm bút đúng như Nguyễn Du từng nhấn mạnh: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài (Truyện Kiều). Người nghệ sĩ phải tôn thờ “chữ tâm”, phải biết cảm thông với niềm đau nỗi khổ của nhân dân, của dân tộc, phải biết gắn liền số phận mình với cộng đồng, với dân tộc thì mới có thể sáng tạo nên những tác phẩm có “máu thịt”, có sức sổng vững bền, có tác động lớn lao đến mọi người. Lịch sử văn học Việt Nam và thế giới đã minh chứng điều này, đó là sức mạnh của loại văn chương “đáng thờ",“chuyên chú ở con người' (nêu ví dụ).

  - Ngày nay, cần xác định rõ khái niệm con người' - đối tượng phục vụ của văn chương phải là con người lao động, nhân dân lao động chứ nhất định không thể là con người chung chung, trừu tượng, siêu hình. Có thể nói, con người đối tượng mà văn chương, văn học hướng tới để thể hiện và phục vụ  là con người nhân loại, nhưng đầu tiên, phải là những con người Việt Nam chân chính, những con người Việt Nam lao động.

3. Kết bài

   - Quan niệm của Nguyễn Vãn Siêu về văn chương với hai loại “đáng thờ: chuyên chú ở con người" và loại “không đáng thờ: chuyên chú ở nghệ thuật" coi hình thức nghệ thuật là mục đích tối thượng, là quan niệm tiêu biểu truyền thống của cha ông ta về “Văn dĩ tải đạo". Chính quan niệm này đã giúp cha ông ta xây dựng được một nền văn học dân tộc phong phú đầy tính nhân văn.

   - Quan niệm đó vẫn còn giữ nguyên giá trị tới hôm nay. Dựa trên cơ sở truyền thống văn học của cha ông chúng ta tiếp tục xây dựng, phát triển nền văn học chuyên chú ở con người với nhiều tác phẩm, không chỉ có nội dung và tư tưởng sâu sắc mà còn có hình thức nghệ thuật hấp dẫn lôi cuốn.  

                                                                               

shoppe