Tuyển tập bài viết số 3 lớp 9 đề 3 hay nhất
Tuyển tập bài viết số 3 lớp 9 đề 3 hay nhất
Văn học vốn là một môn học khá trìu tượng và nó đỏi hỏi bạn phải có sự cảm thụ về văn chương mới có thể hiểu thấu hết những nét đẹp của văn học. Đặc biệt văn lớp 9 lại hết sức quan trọng cho những bạn đang có ý định bước vào ngôi trường trung học phổ thông. Dưới đây là bài tham khảo về bài viết số 3 lớp 9!
I. Đề 3 bài viết số 3 lớp 9
Bài viết số 3 lớp 9: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò truyện với người lính lái xe trong bài thơ về tiểu dội xe không kính của phạm tiến duật.viết bài văn vế cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó
II. Viết bài viết số 3 lớp 9
Gấp lại quyến sách Ngữ văn lớp 9, tôi soạn cặp để mai đi học, rồi leo lên giường. Đồng hồ điểm mười một giờ, đêm vắng lặng và yên tĩnh quá đỗi. Ngoài cửa sổ, nhấp nháy muôn triệu vì sao, những ngôi sao xa hắt ánh sáng lung linh kì ảo vào căn phòng tối bé nhỏ. Vừa ngắm sao, tôi vừa nhẩm lại cho thuộc những câu thơ sinh động của Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Mai tôi sẽ có một bài trình bày trước lớp về những người lính, những người trẻ tiêu biểu trong thế hệ thanh niên ngày trước,... Giá như, chỉ giá như thôi, tôi có dịp gặp một người lính Trường Sơn, có dịp thấy một chiếc xe không kính...
- Này cô bé, sao con đứng ngẩn ra vậy? Đường Trường Sơn lúc này nguy hiểm lắm. Leo lên đây này
'‘Chú người lạ”, người vừa hỏi tôi, mặc một bộ đồ màu xanh lá cây sẫm, màu xanh bộ đội. Gương mặt chú nhễ nhại mồ hôi, đôi mắt sáng nhanh nhạy, miệng nở một nụ cười. Chú trông giống hình ảnh những người lính thanh niên xung phong xưa mà ngoại hay kể cho tôi nghe. Trong lúc tôi còn phân vân, chú chỉ tay vào chỗ trông cạnh chú, trên một chiếc xe - chiếc xe không kính. Thú vị và bất ngờ, tôi leo lên xe, có dịp trông rõ hơn chú lính. Áo chú lấm tấm bụi đường, gương mặt cũng bết bụi, tóc bụi phủ trắng xóa. Tôi hỏi chú:
- Chú ơi! Con cũng không biết tại sao con lại ở đây, nhưng chú thuộc tiểu đội xe không kính đang hành quân tiến vào Nam phải không ạ?
- Ừ, con cùng biết tiểu đội xe không kính à? Đúng là chú đang vào Nam. - Chú trả lời, môi nở nụ cười.
Nghe chú hỏi, tôi bẽn lẽn đáp:
- Con chỉ nghe về tiểu đội xe không kính thôi, chứ chưa thấy bao giờ. Con chỉ biết qua thơ và lời cô giảng, lời ngoại con kể.
- Thế bây giờ biết rồi, con thấy ra sao? - Chú hỏi, đôi mắt tỏ vẻ thích thú.
- Con thấy vất vả quá, mà đúng như những gì con biết luôn. Nãy giờ con ngồi có chút xíu mà đã lấm bụi, gió quất vào mặt, cay cả mắt. Chú phải đi cả đoạn đường dài từ Bắc vào Nam nên mệt lắm đúng không?
Chú đưa tay xoa đầu tôi rồi bảo:
- Mệt thì mệt thật đấy! Con chỉ biết nắng, biết bụi, biết gió. Còn các chú thì biết nhiều thứ hơn nữa. Biết cảm giác mưa giữa đường đi, mưa tuôn xối xả. Ướt mặt, ướt áo. Nhưng mà...
- Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa. Tôi nhoẻn miệng cười tiếp lời.
- Ừ, mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Chú và tôi đồng thanh đọc.
- Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
- Các phương châm hội thoại
Chú lái xe bon bon với tôi ngồi cạnh, chạy dọc suốt con đường, xẻ dọc Trường Sơn tiến vào Nam với tốc độ xe chạy, gió cát và bụi đường cứ cuộn lên mù mịt, hai bên đường, những hàng cây lướt qua vun vút, vài cánh rừng xác xơ vụt qua tầm mắt, văng vẳng đâu đây bên tai tôi tiếng bom chát chúa. Tôi quay sang chú, vẫn ngồi thẳng, nhìn thẳng, tay xoay vô lăng, ánh mắt cương nghị. Tôi hỏi:
- Lái xe suốt ngày, nguy hiểm cứ chực chờ, nhiệm vụ lại cấp bách chắc chú buồn lắm nhỉ. Lại vất vả, khắc nghiệt suốt dọc đường đi nữa.
Chú trả lời, giọng râm ran:
- Không hẳn chăn êm, nệm ấm mà vui đâu con. Người chiến sĩ luôn tìm được niềm vui trong mỗi nhiệm vụ của mình, chú cũng vậy. Con có bao giờ ngắm sao chưa?
- Dạ rồi! Con hay nhìn sao qua khung cửa sổ.
- Vậy có lẽ con chưa có dịp ngắm sao ở rừng Trường Sơn đâu nhỉ? Ngắm sao ở đây đẹp lắm. Bầu trời bao la, sâu thẳm, mình như là chủ tất cả. Vừa chạy xe dưới ánh trăng soi, xung quanh là rừng cây bạt ngàn, gió đêm lồng lộng. Thiên nhiên hoang dã với bộ đội thanh niên Trường Sơn đã là bạn bè thân thiết lắm rồi. Đôi khi, những cái đơn giản ấy lại là niềm vui lớn.
Tôi hình dung ra bức tranh đêm giữa rừng Trường Sơn qua lời chú kể. Chiếc xe mui trần, ngẩng mặt lên là trời xanh mỉm cười, nắng vàng vẫy gọi và khi về đêm thì sao đêm nhấp nháy... “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim”, “Như sa như ùa vào buồng lái”. Thời chiến tranh bom đạn ác liệt, những niềm vui bé nhỏ là như vậy đấy.
Một chiếc xe không kính khác chạy ngang qua chiếc xe tôi đang ngồi. Chú từ từ lái xe ngang với chiếc xe kia. Qua khung kính vỡ, họ bắt tay nhau, nói cười rôm rả, thân mật như anh em trong một gia đình. Một lúc sau, chú chào tạm biệt chiếc xe kia đi trước làm nhiệm vụ. Quay sang tôi.
- Con thấy không, cả tiểu đội xe như một đại gia đình, vui buồn có nhau, cùng chia ngọt sẻ bùi, cùng vượt qua gian khổ. Đôi khi đắp chung manh áo, chia nhau điếu thuốc, bát cơm. Mỗi lúc dừng giữa rừng, thân mình phủ lá ngụy trang, cùng nhóm bếp Hoàng cầm, ăn uống tuy khó khăn nhưng ấm áp lắm!
Đầu tôi văng vẳng những câu thơ:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy .
Nhìn chú hiên ngang, vui tươi xông pha tiến về phía trước, tôi tự hỏi có nỗi buồn nao da diết mà chú giấu kín trong lòng không? Nhìn gương mặt vui vẻ ưu tư của tôi, chú nói nhẹ nhàng:
- Có chuyện gì muốn hỏi chú à? Cứ hỏi đi, sắp tới đoạn đường nguy hiểm, chú phải thả con xuống nhà dân rồi đấy! Khi ấy lại tiếc nhé! - Chú cười.
- Chú à! Chú đi chiến đấu xa như vậy thay vì được ở bên gia đình, làm điều mình thích, chú có buồn hay tiếc gì không?
- Có buồn chứ con. Ai chẳng muốn ở bên gia đình, làm điều mình thích. Mẹ chú ở nhà một mình có lẽ còn buồn hơn, khóc và lo lắng nhiều, vì anh chị chú đi kháng chiến cả. Nhưng đất nước đang chiến tranh, giặc vẫn còn, mỗi ngày đều có thông báo kêu gọi thanh niên lên đường cứu nước, mình còn trẻ chỉ ngồi nhà thì không được. Nhìn đồng bào đói khổ, súng bom dội cả ngày, chú quyết định tham gia đánh giặc. Nỗi nhớ nhà đôi khi lại da diết, nhưng hình ảnh đất nước độc lập, cờ đỏ sao -vàng tung bay khắp mọi nẻo đường làm chú tiếp tục cố gắng. Con nhớ lời chú nhé: Nếu có mục tiêu và thực sự muốn làm, cố gắng hết sức thì, mọi chuyện sẽ ổn cả thôi!
Nghe những lời chú nói, tôi chợt cảm thấy khâm phục sâu sắc những người lính đã anh dũng hi sinh hạnh phúc cá nhân cho nền độc lập dân tộc. Đó quả là một sự hi sinh cao cả vì đất nước, vì nhân dân.
- Này, tới khu vực nguy hiểm rồi. Chú phải đi một mình thôi. Tạm biệt con! Nhớ những lời chú nói nhé!
Nói rồi chú giơ tay chào và lái xe đi. Xe chạy kéo theo làn bụi đường mù mịt làm mắt tôi cay xè... Tôi dụi mắt... bụi tan và tôi nhận ra ô cửa sổ phòng quen thuộc đang tràn ngập nắng sớm. Chú lái xe, những chiếc xe không kính, cảnh rừng Trường Sơn tuy là giấc mơ nhưng hiện rõ mồn một trong tôi. Tai tôi vẫn còn âm vang lời chú: “Nếu có mục tiêu và thực sự muốn làm, cố gắng hết sức thì mọi chuyện sè ổn cả!” Lời chú như lời khích lệ, động viên tôi quyết tâm hết mình trong học tập, trong cuộc sống, vì mình, vì mọi người, vì đất nước, chớ ngại khó khăn, tiến lên mãi - như nhừững chiếc xe dù không có kính nhưng vẫn xông pha.
Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ về bài viết số 3 lớp 9, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!