Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
Câu 1. Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi in đậm đã được tác giả sử dụng với nghĩa thế nào?
Trong bài Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến viết:
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
(Nguyễn Khuyến, Khóc dương Khuê)
- Chữ thôi nghĩa gốc: chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó (thôi học, thôi việc,...), là cách nói giảm.
- Trong câu thơ của Nguyễn Khuyến, từ thôi (thứ hai) được dùng với nghĩa chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống. Cách dùng này là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ thôi. Nó thể hiện rõ dấu ấn lời nói cá nhân của Nguyễn Khuyến.
Câu 2. Nhận xét về cách sắp xếp từ ngữ trong hai câu thơ sau. Cách sắp đặt như thế tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào?
Hai câu thơ
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mẩy hòn. thể hiện một nỗi niềm phẫn uất.
Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ ở đây đã Ịàm nổi bật sự phẫn uất của đá, cửa rêu mà cũng là sự phẫn uất của tâm trạng tác giả.
Câu 3. Tìm thêm những ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.
Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân là quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Trong hiện thực, có rất nhiều hiện tượng cũng có mối quan hệ như vậy:
- Ví dụ: Một chiếc tivi Samsung là sự hiện thực hoá của loại máy thu hình. Nó mang đầy đủ những đặc điểm chung của thể loại máy này (có bóng hình, có loa,...) song nó lại mang những đặc điểm riêng của thương hiệu.
- Có thể nêu ví dụ khác về mối quan hệ giữa giống loài và từng cá thể, chẳng hạn: Giữa chim bồ câu với loài chim, giữa một con cá cụ thể với một loài cá,...