Đăng ký

Trình bày về ý kiến: Học là việc quan trọng của mỗi cá nhân và của cả dân tộc

1,128 từ

Học là việc quan trọng của mỗi cá nhân và của cả dân tộc. Tác giả bài tấu đã chỉ ra mục đích chân chính, phê phán sự sai trái và đề xuất các ý kiến của ông về việc học. Em hãy trình bày quan niệm của tác giả về các vấn đề trên.

Tấu là một loại văn bản hành chính được dùng phổ biến trong chế độ phong kiến. Luận học pháp (Bàn luận về phép học) là bài tấu Nguyễn Thiếp trình bày với vua Quang Trung quan điểm của ông về việc học. Theo Nguyễn Thiếp, mục đích chân chính của việc học là để biết rõ đạo: “Người không học, không biết rõ đạo”. Ông xác định rõ hơn: “Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy”.

Như vậy, mục đích chân chính của việc học là học đế làm người, là học cách sống, lối sống, cách thức ứng xử đúng mực giữa người và người. Mục đích học tập này cũng mang tính chất tất yếu, một quy luật khách quan như việc “Ngọc không mài, không thành đồ vật”. Bản thân ngọc là một thứ đá quý nhưng chỉ khi được mài giũa nó mới thực sự trở nên quý giá còn khi chưa được mài, vẫn nằm nguyên, ẩn mình trong đá thì không mấy giá trị. Việc mài ngọc cũng giông như việc đi học. Sự so sánh này có sức thuyết phục theo cách nói hàm súc của người xưa.
 
Nếu không có mục đích học tập chân chính thì không hiểu được đạo lí làm người hoặc làm biến dạng đạo lí sống ở đời. Nguyễn Thiếp đã phê phán lối sống thực dụng đương thời, khi mà “nền chính học thất truyền”, “người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi”. Lối học thực dụng này bỏ qua những nguyên tắc sống cơ bản theo đạo lí Nho gia, “không biết đến tam cương ngũ thường”. Lối học thực dụng chỉ ưa và chỉ dựa vào hình thức, học thuộc lòng, đọc vanh vách lời của người xưa nhưng chỉ biết chữ mà không biết nghĩa, xa rời thực tế. Vì thế, chỉ khi học để “hòng cầu danh lợi”, tức là vì cái lợi trước mắt, lợi ích cá nhân, dẫn tới việc học giá, học dối, học đối phó, học thuộc lòng như con vẹt, thì sẽ tất yếu dẫn tới tình trạng “Chúa tầm thường, dân nịnh hót” mà hậu quả đương nhiên sẽ là “nước mất nhà tan”.

Nguyễn Thiếp đã thẳng thắn tấu trình lên vua Quang Trung những điều tâm đắc về phép học của mình. Trước hết là quan điểm liên quan tới các chính sách của nhà nước về giáo dục, về việc học và tổ chức dạy học. Theo Nguyễn Thiếp, nhà vua phải chỉ thị cho các quan lại tổ chức nhà trường. Khi đã có trường lớp thì phải chiêu mộ người học, tuyến học sinh. Nhà trường cũng như các cấp chính quyền phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học: “Cúi xin từ nay ban chiếu như cho thầy trò trường học của phủ huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cửu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học”.

shoppe