Đăng ký

Tổng hợp lý thuyết quan trọng về chủ đề trọng lực - Không nên bỏ qua

TRỌNG LỰC 

Trong bộ môn Vật lý lớp 6, các em học sinh cần phải học chủ đề Trọng lực. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp kiến thức về chủ đề này: định nghĩa, công thức...

1. Trọng lực là gì? 

thí nghiệm trọng lực

*Thí nghiệm 1:

- Khi treo một quả nặng vào một đầu của lò xo, đầu còn lại của lò xo treo giá đỡ. Quan sát ta thấy lò xo bị giãn ra. Lò xo bị biến dạng, có nghĩa là lò xo bị tác dụng một lực, lực này do chính quả nặng sinh ra. Lực đó có phương thẳng đứng, chiều hướng lên phía trên. 

=> Lò xo bị giãn dài ra đã tác dụng vào quả nặng một lực kéo lên phía trên. Quả nặng vẫn đứng yên. Vậy phải có một lực nữa tác dụng vào quả nặng hướng xuống phía dưới cân bằng với lực của lò xo. Lực này do Trái Đất tác dụng lên quả nặng.

- Nếu cầm viên phấn lên cao, rồi đột nhiên thả ra, viên phấn bắt đầu rơi xuống vì có một lực tác dụng vào quả nặng hướng xuống dưới. Lực đó có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới. 

=> Khi viên phấn được buông ra, nó bắt đầu rơi xuống. Chuyển động của nó đã bị biến đổi. Vậy phải có một lực hút viên phấn xuống phía dưới. Lực này do Trái Đất tác dụng lên viên phấn.

*Kết luận: 

- Trái Đất tác dụng lực hút lên mọi vật, lực này gọi là t.lực. 

- Trong đời sống, người ta gọi t.lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật. 

2. Phương và chiều của trọng lực 

thí nghiệm phương và chiều trọng lực

*Thí nghiệm 2: 

- Khi quả nặng treo trên dây dọi đứng yên thì t.lực tác dụng vào quả nặng đã cân bằng với lực kéo của sợi đây. Như vậy, phương của trọng lực cũng là phương của dây dọi, tức phương thẳng đứng. 

- Căn cứ 2 thí nghiệm trên, ta kết luận chiều của t.lực hướng từ trên xuống dưới.

*Kết luận: 

T.lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới. 

*Lưu ý: 

Để xác định phương chiều của một lực ta có thể tuân theo quy ước:

Nếu một vật đang đứng yên mà bắt đầu chuyển động theo phương chiều nào thì phương chiều đó là phương chiều của lực tác dụng.

2. Đơn vị lực

- Đơn vị lực là niu tơn (N). Trọng lượng của quả cân 100g là 1N. Trọng lượng của quả cân 1kg là 10N.

- Công thức tính t.lực liên quan khối lượng: P = 10.m 

Ví dụ: Một vật có khối lượng m = 1kg thì có t.lực P = 10N.

*Từ viết tắt trong bài: 

t.lực: trọng lực

Sau khi học xong lý thuyết về trọng lực, độc giả có thể tham khảo cách giải bài tập về chủ đề này tại cunghocvui.com.