Đăng ký

Tổng hợp lý thuyết đầy đủ nhất về chất béo

Ở bài viết này Cunghocvui gửi đến bạn kiến thức hóa học về chất béo là gì, chất béo bão hòa là gì (chất béo không bão hòa), chất béo trung tính, nhóm chất béo tốt, hay những thực phẩm giàu chất béo, công thức cấu tạo của chất béo. Đồng thời đưa ra những tính chất hóa học đặc trưng như: đốt cháy chất béo, phản ứng xòa phòng hóa chất béo.

Chất béo

(Những thực phẩm giàu chất béo)

I) CHẤT BÉO

1) Công thức cấu tạo của chất béo

Có công thức chất béo chung là: \((RCOO)_3C_3H_5\)

2) Khái niệm chất béo là gì?

- Chất béo là trieste của axit béo và glixerol

Vậy chất béo không bão hòa, chất béo bão hòa là gì, thế nào là chất béo trung tính?

3) Các loại chất béo

- Chất béo bão hòa có chủ yếu trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Ngoài ra còn có một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng giàu chất béo bão hòa như : dừa, dầu dừa, dầu cọ.

- Chất béo bão hòa có chủ yếu trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: dầu thực vật, hạt khô dinh dưỡng.

Trong nhóm chất béo không bão hòa có hai loại chất béo tốt:

  • Chất béo không bão hòa đơn, tìm thấy trong: dầu oliu, dầu lạc, bơ, hạnh nhân, hồ đào, hạt bí ngô và vừng.
  • Chất béo không bão hòa đa có trong: dầu hướng dương, dầu ngô, dầu đậu nành, dầu hạt lanh, quả óc chó, hạt lạnh, cá, dầu hạt cải.

Từ trên ta có thể thấy được chất béo không bão hòa vẫn là nhóm chất béo tốt cho sức khỏe nhất.

- Loại chất béo được thực hiện trong máu của bạn được gọi là chất béo trung tính, có chức năng cung cấp năng lượng cho các tế bào của cơ thể.

II) TÍNH CHẤT VẬT LÝ - TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1) Trạng thái tự nhiên

- Gồm

  • Mỡ được lấy từ động vật.
  • Dầu ăn được lấy từ thực vật.

- Tập trung ở:

  • Chủ yếu ở mô mỡ đối với động vật
  • Ở hạt và quả đối với thực vật

2) Tính chất vật lí

tính chất vật lý

Tồn tại ở hai dạng:

  • Thể rắn ở mỡ
  • Thể lỏng ở dầu

3) Tính chất hóa học

Mang đầy đủ tính chất của este

a) Phản ứng với thủy ngân chất béo trong môi trường axit

Đun nóng với nước (xúc tác là axit) thì chất béo bị thủy phân, tạo ra sản phẩm là glixerol và các axit béo.

b) Phản ứng xà phòng hóa chất béo

- Đun nóng chất béo với dung dịch NaOH (KOH) thì tạo sản phẩm là glixerol và hỗn hợp muối của axit béo. Xà phòng là muối natri hoặc kali của các axit béo.

- Phương trình phản ứng xà phòng hóa chất béo:

\((RCOO)_3C_3H_5 + NaOH/KOH \rightarrow \) Glixerol + hh muối của axit béo

c) Phản ứng hidro hóa

Phương trình phản ứng:

Chất béo không no + \(H_2\) \(\rightarrow \) Chất béo no

d) Phản ứng đốt cháy chất béo

Khi tác dụng với oxi của không khí tạo thành andehit có mùi khó chịu. Nguyên nhân của mỡ khi để lâu bị ôi.

II) ỨNG DỤNG

Ứng dụng của chất béo

1) Đối với cơ thể

- Là nguồn thực phẩm quan trọng của con người

- Trong cơ thể, chất béo là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng

- Là nguyên liệu tổng hợp một số chất cần thiết cho cơ thể

- Đảm bảo cho sự vận chuyển cũng như hấp thụ các chất hòa tan được trong chất béo.

2) Đối với sản xuất

- Trong công nghiệp, điều chế xà phòng và glixerol. Ngoài ra còn sản xuất làm nhiên liệu cho động cơ diesel.

- Sản xuất mì sợi, đồ hộp,...

- Ngoài ra còn sản xuất chất dẻo, mĩ phẩm, thuốc nổ,...

III) BÀI TẬP

Bài 1: Cần vừa đủ 0,06 mol NaOH để xà phòng hóa hoàn toàn 17,24g chất béo. Cô cạn dung dịch, hỏi rằng sau phản ứng thu được bao nhiêu khối lượng xà phòng?

Đáp án: m=17,8g

Bài 2: Cho hỗn hợp axit béo: \(C_{17}H_{35}COOH \) và \(C_{15}H_{31}COOH\) phản ứng với glixerol. Hỏi rằng thu được tối đa bao nhiêu trieste?

Xem thêm >>> Giải bài tập SGK

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui đã tổng hợp được về một số khái niệm chất béo là gì, chất béo không bão hòa. chất béo trung tính và chất béo bão hóa là gì, đâu là nhóm chất béo tốt. Đồng thời giúp bạn mở rộng thêm về những tính chất hóa học: đốt cháy chất béo, phản ứng xà phòng hóa chất béo đặc trưng.