Đăng ký

Tổng hợp đầy đủ nhất về kĩ năng trình bày luận chứng trong văn nghị luận

3,124 từ

Tính thuyết phục của lập luận con phụ thuộc vào cách luận chứng, tức là vận dụng các suy luận logic để đưa ra các lí lẽ các bằng chứng cần thiết nhằm chứng minh cho kết luận được nêu ra. Thông thường, có thể vận dụng một số cách trình bày luận chứng sau:
1. Cần nêu luận chứng một cách toàn diện: Một vấn đề, một sự kiện, một hiện tượng thường bao gồm nhiều phương diện, nhiều khía cạnh, nhiêu mức độ... vì vậy, luận chứng đưa ra phải thuộc nhiều mặt, nhiều khía cạnh, bao quát được toàn bộ vấn đề. Nếu không sẽ mắc thiếu sót phiến diện, có chỗ thiếu hụt; luận điểm, luận cứ sẽ khó đứng vững vì thiếu căn cứ đầy đủ.
Chẳng hạn phân tích phẩm chất, tâm lí, tính cách của một nhân vật trong tác phẩm mà chỉ đi vào một nét tính cách riêng biệt, dễ thấy, thì không những làm cho phẩm chất tính cách của nhân vật không toàn vẹn, hoàn chỉnh mà còn làm cho nó trở nên giả tạo, mờ nhạt.
Khi một luận điểm đưa ra liên quan tới nhiều mặt, nhiều vấn để thì phải huy động luận chứng thuộc nhiều bình diện, nhiều phạm vi, nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong đoạn văn chứng minh. Không được bỏ sót những luận chứng cần thiết, nhất là những luận chứng có giá trị, nhiều ý nghĩa.
Một điểm cần lưu ý là vừa phải bảo đám diện vừa phải chốt vào điểm. Luận chứng cần phải rộng, nhưng đồng thời phải biết tập trung vào những điểm chủ chốt quan trọng, không nên dàn trải. Đó là cái nền tảng để nâng điểm, làm nổi luận điểm. Nói cách khác, trình bày luận chứng không dàn đều mà phải nhấn mạnh điểm này, nói lướt điểm khác trong hệ thống luận chứng. Mặt khác, luận chứng chỉ nên nêu ngắn gọn, súc tích mà đủ sáng rõ, hấp dẫn. Đây cũng là một nghệ thuật tinh tế, khéo léo nhuần nhị.
2.    Phải chọn lọc và sắp xếp luận chứng
Huy động được nhiều luận chứng phong phú rói lại phải biết chọn lọc và phân bố luận chứng cho sát hợp, ăn khớp với lí luận, sử dụng một cách hiệu quả nhất, có sức thuyết phục lớn. Cụ thể là, những luận chứng chúng ta đưa ra, dù là sô' liêu, sự việc thu nhận được trên sách báo, dù là kinh nghiệm hay sự từng trải của cá nhân, dù là sự kiện rút từ lịch sử của những vĩ nhân hay của cả một dân tộc, dù là những trích đoạn tiêu biểu trong các tác phẩm nổi tiếng... tất cả đều phải làm sáng tỏ, minh họa cho vấn đề mà ta còn có chủ định chứng minh, đều phải có giá trị thuyết phục đối với tư tưởng mà ta bênh vực, bảo vệ, hoặc là vũ khí công phá lợi hại mà ta dùng đê đánh đổ một tư tưởng đối lập hay thù địch.
Trong những dẫn chứng phong phú thuộc nhiều phạm vi, nhiều lĩnh vực, có những dẫn chứng cùng một ý nghĩa, có giá trị tương đương nhau, phải chọn lọc đổ có được những dẫn chứng tiêu biểu, có ý nghĩa mang tính khái quát, đại diện chứ không phải là những dẫn chứng vụn vặt, lẻ tẻ, dù đó là những dẫn chứng hay.
Trong tác phẩm thường có những câu chìa khóa, những tuyên ngôn lí tưởng, những bình luận triết lí. Phải biết rút ra làm luận chứng và phân tích những câu nói điển hình, độc đáo đó.
Nêu luận chứng cần khéo léo, nhuần nhuyễn. Để tránh phải kể lể dài dòng người ta thường dùng cách củi câu thơ, câu văn, tên tác phẩm vào những đoạn dẫn giải, bình luận.
Nêu luận chứng để chứng minh cho luận điểm, luận cứ cần chú ý tới sự cân đối, hài hòa của toàn bộ bài văn, tránh chất dồn vào phần này để phần khác sơ sà nghèo nàn, thiếu hụt. Lại cần tránh lặp lại những dẫn chứng quá quen thuộc, dùng đã mòn và nhàm, ít tạo được hiệu quả mong muốn.
Luận chứng cần có tính hộ thông. Việc sắp xếp luận chứng vừa phụ thuộc và' mạch suy nghĩ chủ quan của người viết vừa phụ thuộc vào yêu cầu khách quan của đề bài. Đối với những đề nghị luận vốn chứa đựng hệ thống luận điểm, luận cứ bao hàm trong đề bài. Đối với những dạng đề khác, người viết phải tự xác lập hệ thống luận điểm, luận cứ bao hàm trong đề bài. Đối với những dạng đề khác, người vic phải tự xác lập hệ thống luận điểm, luận cứ trên cơ sở đó mà sắp đặt luận chứng. Tùy theo những mục tiêu cần chứng minh, phân tích, có thể bố trí các luân chứng theo trình tự thời gian (nêu nội dung bao quát nhiều giai đoạn và thời kì lịch sử), c chỗ nên bố trí theo không gian, có chỗ sắp xếp theo từng khía cạnh của vấn đ (theo quan hệ logic). Sự suy nghĩ có thể tạo dựng ra nhiều hệ thống luận chứng song sử dụng hệ thống nào đó cũng phải hợp logic, phải tối ưu đối với việc làm sáng tỏ luận điểm.
Có một nguyên tắc tâm lí trong việc trình bày luận chứng nhằm thu hút sự chú ý duy trì hứng thú của người đọc là thuật tiệm tiến (hay sự tăng cấp). Theo nguyê! tắc này, người viết khéo léo bài trí để những sự kiện nhiều hiệu quả hơn đặt sai những sự kiện ít hiệu quả, luận chứng mạnh đặt sau luận chứng yếu, luận chứng càng về sau càng phải sáng rõ, nổi bật để có thể tạo ra tác dụng khêu gợi và sứ thuyết phục mạnh mẽ. Đây là một thủ thuật, hay hơn thế, một nghệ thuật nêu luận chứng. Dường như người viết mở ra trước mắt người đọc một chân trời ngày càng rộng trước vấn đề cần giải quyết.
3.    Nêu luận chừng phải chính xác, nhất quán
Cần hết sức tránh những sai sót khi nêu luận chứng. Luận chứng chính xác đảm bảo tính khoa học của sự biện luận, làm sáng tỏ lí lẽ, tăng hiệu quả, tăng độ tin cậy và sức thuyết phục của những lập luận. Luận chứng sai sót mơ hồ hoặc mâu thuẫn sẽ làm giảm độ tin cậy của lí lẽ, lập luận, khiến cho vấn đề đang giải quyết kén tính chân thực, minh xác, thiếu sức mạnh thuyết phục.
4.    Nêu luận chứng phải kèm dẫn giải, bình luận, phân tích
Nêu luận chứng để minh họa, chứng minh cho luận điểm, luận cứ, tức là đen thực tế đối chiếu với nhận thức, với lí luận, nhưng nếu không dẫn giải, bình luận phùn tích thì nói chung, bài văn dễ trở thành một bài liệt kê dày đặc, chồng chất tác dụng thuyết phục hạn chế.
Một dẫn chứng (tức một mẫu thực tế) trong đời sống cũng như trong văn học thường mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Đối với những dẫn chứng tiêu biểu, điển hình, có giá trị cao thì ý nghĩa của chúng càng phong phú, sâu sắc, có thể vận dụng lẽ chứng minh cho nhiều chân lí khác nhau, nghĩa là có thể phân tích chúng dưới nhiều góc độ khác nhau, nhiều bình diện, tùy nội dung của vấn đề ta nhấn mạnh góc lộ này hay góc độ khác. Do vậy, nếu chí đưa ra luận chứng một cách trần trụi theo kiểu liệt kê thì chưa đáp ứng được việc chứng minh, lí giải vấn đề. Cần phải khai thác, phân tích, bình luận, nhấn mạnh ý nghĩa của các luận chứng, hay ít ra phải giới hiệu, dẫn giải hoặc thuyết minh cho chúng thì mời thực hiện được vai trò phục vụ, lỗ trợ, làm sáng rõ luận điểm, luận cứ, khiên luận điểm luận cứ tăng thêm giá trị, láng tin cậy và có sức thuyết phục mạnh mẽ. Điều đáng lưu ý là cần tránh tình trạng phân tích và bình luận không ăn khớp với luận chứng hoặc tuy việc giới thiệu, phân tích có khớp với luận chứng, nhưng luận chứng đưa ra không phục vụ cho mục tiêu chứng minh, không nhằm trúng khía cạnh của vấn đề cần phân tích, cần làm sáng tỏ. Mặt khác cần hết sức tránh lối chủ quan, áp đặt, gắn cho luận chứng những nội dung ' nghĩa mà bản thân chúng vốn không có.
Khi trình bày lí lẽ và luận chứng cần phải có sự kết hợp thật hài hòa, nhuần nhuyễn tạo ra được sự hỗ trợ hai chiều giữa chúng, ờ trôn chúng ta vừa nói đến 'ai trò phục vụ, hỗ trợ của luận chứng (dẫn chứng) đối với luận điểm và luận cứ. Ngược lại, chính nhờ có luận điểm, luận cứ (lí lẽ) soi sáng, nâng lên, luận chứng nới được nhấn mạnh, ý nghĩa và giá trị của chúng mới nổi bật và phát huy đầy đủ.

Xem thêm >>> Xây dựng lập luận cho đề văn nghị luận lớp 7

Trong bài viết này Cunghocvui gửi bạn bài viết về kĩ năng trình bày luận chứng sao cho xác đáng, nắm chắc được điểm khi viết một bài văn nghị luận. Nếu có bất kì đóng góp hay thắc mắc các bạn hãy để lại phía bên dưới nhé!

shoppe