Tầm quan trọng của việc phân tích đề trong một bài văn nghị luận
1. Khái quát
Điều đáng quan tâm trước hốt khi làm một bài văn nghị luận là việc nhận thức đề. Mỗi đề văn nghị luận có những đặc điểm riêng về nội dung và hình thức, không đề nào hoàn toàn giống đề nào, do đó không thể sao chép bài làm thuộc đề này sang bài làm thuộc đề khác. Vì vậy, trong quá trình làm bài văn nghị luận việc xác định yêu cầu của đề tức là tìm hiểu đề để nắm vững, đúng yêu cầu của đề về cả hai phương diện: cách thức nghị luận và nội dung nghị luận là công việc quan trọng có ý nghĩa quyết định trước tiên đối với sự thành, bại của bài văn. Tìm hiểu đề kĩ, sẽ tránh được tình trạng lạc đề, xa đề, thừa ý, thiêu ý... trong bài làm.
Có thể so sánh việc nhận thức đề của học sinh với việc nắm bãt mục tiêu của xạ thủ khi bắn. Người xạ thủ dù có súng tốt, đạn nhiều, sức khỏe tốt nhưng nếu ngắm mục tiêu không tốt thì bắn bao nhiêu cũng vô ích, khi làm văn cũng vậy, nếu nhận thức đề sai thì bài viết sẽ lạc đề, không đúng hướng. Giống như một đồ toán bao giờ cũng chứa những dữ kiện, người làm toán phải dựa vào những sự kiện đó để tìm ra được các đáp số, các kết luận. Đề làm văn cũng có những sự kiện, chúng ta phải dựa vào chúng mà tìm ra vấn đề giải quyết.
Mới thoáng đọc, ta có cảm tưởng đề làm văn là một khối thống nhất, một tổng thể không phân cắt, nhưng thực ra đó thường là một kết cấu gồm một số bộ phận hợp thành. Muôn phân tích một cách khoa học để đi sâu, nắm chắc, quán triệt một đề bài, trước tiên ta cần tìm hiểu kết cấu của đề bài. Đề làm văn có nhiều dạng thức khác nhau, tuy nhiên, căn cứ vào nội dung và hình thức cấu tạo, có thể chia làm ba loại hình chính:
2. Đề trực tiếp (đề nổi):
Là loại đề mà yêu cầu về nội dung, hình thức, phương hướng, cách thức và phạm vi, mức độ giải quyết được người soạn đề đặt ra một cách trực tiếp rõ ràng. Loại đề này thường có kết cấu rạch ròi, đầy đủ, gồm hai bộ phận:
+ Bộ phận A: Chứa đựng những dữ kiện (tiền đề) tức là những điều đề bài cho biết trước hoặc người soạn đổ gợi ý, có tính toán đến vốn kiến thức của học sinh. Bộ phận này thường gồm những chi tiết cụ thê như sau: lời dẫn giải, giới thiệu, hay xuất xứ của một vấn đề nào đó được đặt ra để bàn luận.
+ Bộ phận B: Chứa đựng những điều đổ bài yêu cầu phải thực hiện, tức là cách thức giải quyết hoặc kết luận vấn đề. Thường gồm các nội dung, cách thức nghị luận, phương hướng, phạm vi, mức độ giải quyết vấn đề. Bộ phận này thường được diễn đạt dưới dạng một câu cầu khiến (ví dụ: Hãy phân tích..., Hãy lấy thực tế chứng minh...) hoặc câu hỏi (rút ra bài học gì?... Em hiểu như thế nào?...
Bộ phận A được coi là bộ phận chính tình huống có vấn (lề thường nằm trong bộ phận này. Tuy nhiên, nhiều trường hợp phải kết hợp cả hai dự kiện A, B lại với nhau để rút ra vấn đề cần bàn luận.
Đặc điểm của loại đề trực tiếp là trong bộ phận A có một phán đoán hoặc một câu trích nguyên văn. Cần chú ý tới tất cả những chi tiết về xuất xứ lời trích như thời điểm, không gian (ngày, tháng, năm, nơi phát biểu hoặc sáng tác), đối tượng (ý kiến phát biểu nhằm vào đối tượng nào, nếu có), tác giả, tác phẩm mục đích phát ngôn... Tất cả những yếu tố này, trong nhiều trường hợp là cần thiết đối với nội dung bài làm; hoặc góp phần xác định vấn đề đưa ra nghị luận, hoặc định hướng mục đích nghị luận, hoặc xác định hướng tập hợp tư liệu, giới hạn phạm vi thời gian của vấn đề nghị luận.
Ví dụ:
Đề I: Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: liêu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có sàng khôn nào. Hãy chứng minh rằng câu tục ngữ và ý kiến của bạn em đều có khía cạnh đúng.
Đề 2: Qua hai văn bản: Một thứ quà của lúa non: Cốm của Thạch Lam và Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng, hãy chứng minh rằng:
Đề viết về một thứ quà bình dị, về một kỉ niệm của một kẻ xa xưa, thì chỗ hay nhất là những vần xuôi thủ thỉ tâm tình sâu lắng thiết tha với quê hương, đất nước.
Đề 3: Hãy phân tích đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta lùm môi cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi dãn bạc.
(Thanh Hải - Mùa xuân nho nhỏ)
3. Đề gián tiếp:
Những đề này có đặc điểm là một trong hai bộ phận cấu thành đề không thể hiện đầy đủ như ở kiểu đề trực tiếp. Yêu cầu về nội dung hay về phương hướng cách giải quyết thường được nằm tiềm ẩn hoặc được đưa ra một each gián tiếp thông qua hình tượng văn chương bóng bẩy, súc tích hoặc một câu nói hàm ý sâu xa, thâm thúy.
Ví dụ: Lớp em tổ chức một buổi hội thảo văn học về đề tài: Người phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang trong thơ và truyện, lá từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay.
Hãy viết một bài văn nghị luận văn học dế trình bày ý kiến của mình về buổi hội thảo đó.
4. Đề tự do:
Là những đề bài trong đó không quy định một cách cụ thể, chặt chẽ các yêu cầu về nội dung và hình thức cũng như phương hướng, các thức, mức độ phạm vi giải quyết. Do đó, vẻ mặt kết cấu, những đề này có đặc điểm trong bộ phận A thường không có trích văn. Trong bộ phận câu hỏi B các yêu cầu nêu lê không đầy đủ. Tất cả tùy thuộc vào vốn hiểu biết và trình độ nhận thức của người làm bài.
Ví dụ: “Một nốt trầm xao xuyên” dọc “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
5) Kết luận
Từ sự xem xét các loại hình de bài khác nhau ở trên, tổng hợp lại, là có thể rút ra những vấn đề sau:
- Nội dung cơ bản của một bài nghị luận nói chung gồm hai phần: Vấn đề đặt ra bàn luận; những yêu cầu cụ thể mà người soạn đề đòi giải quyết khi bàn luận vấn đề đó.
Hai phần này tương ứng với hai bộ phận A và bộ phận B trong kết cấu một đề bài.
- Vấn đổ được nêu ra để bàn luận thường được trình bày dưới những dạng thức sau:
+ Hoặc được đưa ra một cách gián tiếp qua việc trích dẫn một ý kiến của một cá nhân (thường là của các lãnh tụ, các danh nhân, các nhà văn hóa, các nhà khoa học, nhà văn có uy tín) hoặc của một tổ chức, một tập thể. Ý kiến trích dẫn có thể nêu nguyên văn hoặc tóm lược nội dung. Khi trích dẫn ý kiến, đề bài có thể nêu chi tiết về xuất xứ hoặc không.
+ Hoặc người ra để trực tiếp nêu vấn đề một cách cô đọng súc tích, không có lời dẫn giải, gợi ý.
- Yêu cầu cụ thể của đề bài nhằm rèn luyện phương pháp nghị luận, kĩ năng làm bài. Có thể phát huy cả hai vấn đề lớn.
+ Yêu cầu về nhận thức: học sinh phải nhận thức được vấn để và trình bày vấn đề đã nhân thức một cách mạch lạc, sáng sủa.
+ Yêu cầu đánh giá phê phán: người làm bài phải biết bày tỏ thái độ đối với vấn đề nghị luận trên quan điểm lập trường của mình.
Một đề bài có thể thiên về yêu cầu này hoặc yêu cầu kia, cũng có đề bài kết hợp hai yêu cầu trên.
Xem thêm >>> Những yêu cầu chủ yếu của bài văn nghị luận chính xác nhất
Trên đây là bài viết mà Cunghocvui gửi đến bạn về tầm quan trọng của việc phân tích đề khi làm một bài văn nghị luận để có thể đạt được điểm cao, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc các bạn học tập tốt <3