Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận- soạn văn 8
Câu 1.
Các yếu tố biểu cảm trong phần I. Chiến tranh và “người bản xứ" (ở văn bản Thuế má ự).
- “Tên da đen bẩn thỉu”, “An-Nam-mít bẩn thỉu”, “con yêu”, “bạn hiền”; “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”... Biện pháp “nhại”, các từ trên là cách xưng gọi của bọn thực dân Pháp trước và sau chiến tranh. Trước thì khinh miệt, sau thì đề cao một cách bịp bợm. Tác giả nhại các tời ấy và đem đối lập với nhau, nhằm mỉa mai giọng điệu dôì trá của bọn thực dân.
- Nhiều người bản xử đã chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một sô khác đã bỏ xác tại miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng!!!
Tác giả dùng hình ảnh mỉa mai bằng chính giọng điệu tuyên truyền của thực dân. Yêu tố biểu cảm ở đây tạo được hiệu quả về tiéng cười châm biếm sâu cay.
Câu 2.
Khi viết một bài văn nghị luận, người viết đưa ra lí lẽ và dẫn chứng nhằm tác động tới người đọc về nhận thức, tình cảm và hành động để thuyết phục họ khiến tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo điều mà mình mong muốn. Bởi vậy, văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho bài văn đạt hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc.
Trong một bài văn nghị luận, yếu tố biểu cảm được biểu hiện dưới các dạng sau:
- Tính khẳng định hay phủ định.
- Biểu lộ các cảm xúc (yêu, ghét, căm giận, quý mến, khen chê, lo âu, tin tưởng…).
- Giọng văn (mạnh mẽ, đanh thép hay thiết tha truyền cảm).
Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm, người làm văn phải thực sự có cảm xúc, có những rung động về chính những vấn đề mình trình bày. Đồng thời phải biết diễn tả những cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Những tình cảm, cảm xúc đó lại phải chân thực, xuất phát từ những rung cảm thực sự của người viết.
Câu 3.
Học sinh tự làm.
THAM KHẢO THÊM
Tôi muốn nói với các bạn cáu chuyện làm Việt luận(a) và học Việt văn(b), luôn thể giãi bày hết nỗi khổ tâm của người anh các bạn đã đeo một cái “nghiệp” vào người: “nghiệp” dạy tiếng mẹ đẻ.
Nồi buồn thứ nhất là thấy các bạn có quan niệm học “tủ”. Ông thầy dạy giỏi đổi với các bạn là ông thầy giảng và soạn sách đúng “tủ”.
Nói làm sao cho các bạn hiểu rằng trong 7, 8 năm trời, nào nhận xét, đọc sách, xem truyện, giảng văn... nào tập dùng chữ, đặt cău, dàn ý, làm bài, tôi thiết tưởng một học sình, với khiếu thông mình, trí nhớ trung bình, không cỏ lí do gì phải nhấm bút trước một đề văn trong kì thi viết.
Sự học mà đã hạ xuống là học “tử” thì chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng cậc bạn nữa. Sao không cố một “hẫng” nào đó in ra độ 500 bài làm sẵn để học sinh cứ việc mang về học thuộc như con vẹt, rồi đem nguyên văn chép lại cho hội đồng chấm thi duyệt xem chép sai hay đúng, việc gì còn phải lôi thôi bày đặt ra chương trình học tập để bát trẻ em ngày ngày phải đến trường?
(Theo Nghiêm Toàn, Luận văn thi phạm)