Tìm hiểu tất tần tật về "Bình luận" chính xác nhất
1. Khái niệm:
- Bình là đánh giá, xem xét một sự việc, một hiện lượng đúng hay sai, xấu hay tốt.
- Luận là bàn thêm vào nhằm bổ sung, phát triển cái đúng, uốn nắn cái sai, hướng dẫn thái độ và hành động.
- Bình luận là phương pháp lập luận dùng cách bàn bạc, phân tích giúp người đọc, người nghe có hiểu biết chính xác, sâu rộng một vấn để, một sự kiện (hành động, sự việc, cử chỉ...) nào đó đúng hay sai, tốt hay xấu; đồng thời giúp người đọc, người nghe có thái độ, hành động đúng đối với vấn đổ, sự kiện đó.
2. Yêu cầu khi làm bài bình luận
- Muốn bình luận trước hết phải hiểu đúng, hiểu rõ luận để.
- Phải biết khẳng định mức độ đúng, sai của luận đề.
- Phải biết xem xét luận đổ trong nhiều mạt, nhiêu khía cạnh, phải đặt nó trong các mối quan hệ như cơ sở, diễn biến, triển vọng, ý nghĩa, tác dụng để xem xét, đánh giá.
- Bài bình luận đòi hỏi người viết phải vận dụng tối đa nãng lực tư duy, tránh thái độ xem xét một chiều, dễ dàng thỏa mãn với một vài lập luận đơn giản. Thao tác bình luận đòi hỏi người viết phải biết lật xuôi, lật ngược luận đề, rào đón những khả năng thắc mắc của người đọc, phải đặt ra những phản đề để tranh luận nhằm khẳng định vấn để một cách vững chắc hơn.
- Lí lẽ, dẫn chứng phải xác đáng, sắc bén để cho bài văn có tính chiến đấu cao, có sức thuyết phục.
3. Phân biệt kiểu bài bình luận với kiểu bài giải thích và chứng minh
3.1. Giống nhau:
- Đểu dùng phương pháp nghị luận để làm bài.
- Đều sử dụng các phương tiện dẫn chứng và lí lẽ trong bài làm.
- Đặc biệt giữa kiểu bài bình luận và giải thích có sự gần gũi nhau hơn: bà bình luận cũng phải giải thích nội dung vấn đề như bài giải thích và hai kiểu bài này đều sử dụng chủ yếu lí lẽ để làm bài.
3.2. Khác nhau:
a) Về đề bài:
- Đề bài chứng minh và giải thích thường đưa ra những vấn đề đúng, những chân lí để học sinh chứng minh hoặc giải thích.
- Đề bài bình luận có thể có những vấn đề đúng, hoặc vừa đúng vừa sai, thậm chí sai hoàn toàn để học sinh bàn luận.
b) Về cách viết:
- Ở kiểu bài chứng minh và giải thích, người viết chỉ cần vận dụng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh hoặc giải thích, không cần thiết phải bày tỏ ý kiến của mình.
- Ở kiểu bài bình luận, điều quan trọng là người viết phải bày tỏ ý kiến của mình, quan điểm của mình đê phê bình và bàn luận vấn đề đó. Không có ý kiến của người viết về vấn đề đó thì không có bài bình luận. Đây là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt bài bình luận với hai kiểu bài trên: vai trò của người viết phải nổi rẽ trong bài làm để bàn luận, tranh luận nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tin theo ý kiến của mình.
c) Về mục đích:
- Ở kiểu bài chứng minh và giải thích chi cần đạt mục đích làm sáng tỏ vấn đề của đề bài.
- Ở kiểu bài bình luận còn phải có thêm mở rộng, bàn luận vấn đề để giải quyết vấn đề một cách toàn diện, triệt để, làm cho người đọc, người nghe thấy hết mọi giá trị có trong ý kiến của mình.
So với hai kiểu bài giải thích và chứng minh, ta thấy:
Ở kiểu bài bình luận, vai trò chủ thể của người viết phải nổi rõ trong bài làm.
Bài bình luận mang tính chất tổng hợp và ở mức độ cao hơn.
Ví dụ về kiểu bài bình luận.
Hiện nay đang có phong trào nói chữ lung tung trong quần chúng. Đó là một triệu chứng chỉ rằng nhân dân bắt đầu có sinh hoạt chính trị rộng rãi, nhiều người đã thoát nạn mù chữ, xem sách, xem háo, khai hội, dự mít tinh, hàn hạc việc nước, việc làng. Có nhiều ý kiến mới, phải có từ mới để diễn đạt. Song dùng từ mới không phải là việc dễ. Bất cứ một sô quần chúng nào khi mới giác ngộ chính trị, mới làm chính trị cũng thích nói danh từ, ưa dùng tiếng mới và thường dùng sai. Bản thân việc đó có mặt tốt, mặt xấu của nó. Nhưng ta không nên để quần chúng nói sai và dung túng việc dùng danh từ một cách lộn xộn mãi.
Câu mở đoạn nêu lên tình trạng nói chữ lung tung trong quần chúng hiện nay. Tiếp theo là câu đánh giá về hiện tượng này. Những câu tiếp theo bàn luận mở rộng, giải thích nguyên nhân của tình trạng đó. Đoạn văn kết thúc bằng câu nêu trách nhiệm của cán bộ trước tình trạng nói sai viết sai của quần chúng nhân dân.
4. Phương pháp làm bài bình luận
4.1. Bài bình luận có hai phần rõ rệt: Nhận xét đánh giá vấn đề (bình) và bàn bạc mở rộng vấn đề ấy (luận). Yêu cầu khi nhận xét đánh giá phải đúng mực, hợp lí, hợp lình, tránh khen chê quá đáng. Yêu cầu khi bàn bạc vấn đề phái thấu đáo, tránh gò ép, máy móc.
4.2. Để làm tốt phần hình phải:
- Tìm hiểu chỗ đúng - sai, ưu điểm và hạn chế về vấn đề, từ đó mà phát biểu thái độ của mình, khẳng định hay phủ định toàn bộ hoặc chi công nhận một mặt nào đó.
- Đe xác định cái đúng ta dùng cách giải thích và chứng minh trình bày lí lẽ kem dẫn chứng minh họa (khi phê phán chỏ sai lấm, hạn chế, la cũng phái có lí lẽ và dần chứng minh họa).
- Để bày tỏ thái độ và kết thúc phần bình ta nên dùng những câu hỏi quen thuộc: Ý kiến này hoàn toàn đúng; Nhận định này có phần đúng; Đây là một sự thực khách quan...
Ví dụ: Để khuyên bảo nhau trong giao tiếp hàng ngày, từ xưa nhân dàn ta có câu:
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Hãy bình luận câu tục ngữ trên
Phấn bình trong bài đạt được như sau:
- Giải thích và chứng minh các khía cạnh sau:
+ Lời nói là thế nào? (Là công cụ giao tiếp, là phương tiện truyền bá tư tưởng, tình cam, tri thức của con người, là nhân tố quan trọng góp phần vào sự tồn tại và phát triển của xã hôi loài người. Lời nói có khi đem lại niềm vui (nói gói vàng) nhưng có khi gây tổn thương (lời nói (lọi máu).
+ Không mất tiền mua là thế nào? (Là sử dụng rất dễ dàng không tốn công sức là mấy, là do ta hoàn toàn làm chú, ít lệ thuộc vào điều kiện khách quan nào).
+ Lời nói vừa lòng nhau là thê nào? (Là những lời nói vừa đảm bảo chức năng thông báo - chính xác, đúng dàn - vừa dám báo chức năng thám mì - phù hợp đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp).
+ Tại sao phải lựa lời mà nói? (Vì dê phát huy cao nhất hiệu quá cua lòi noi. de xã hội ngày một phát triển tốt dẹp hơn)
- Đánh giá: Câu tục ngữ có phần đúng.
4.3. Để làm tốt phần luận phải:
- Xem xét vấn đề đúng sai trong phạm vi giới hạn nào?
- Có cần bổ sung gì hoặc mở rộng thêm như thế nào?
- Có thê rút ra bài học gì thuộc quan điểm lí luận hoặc đạo đức hoặc nguyên tí ứng xử trong cuộc sống.
Ví dụ: (Đề bài ở phần bình)
Phần luận phải đạt được các yêu cầu sau:
- Câu tục ngữ này chỉ dũng với mối quan hệ anh em, bạn bè, đồng chí, đồr bào,... Với ké thù thì việc lựa lời cho vừa lòng nhau phải được hiểu linh hoạt hơn
- Bài học rút ra: Nâng cao ý thức trách nhiệm với lời nói của mình. Trau d< rèn luyện giữa lời nói đê cuộc sông thêm phong phú, đẹp đẽ hơn.
4.4. Xây dựng một hệ thông lập luận lôgic, chặt chẽ, có sức thuyết phục
Yêu cầu cơ bán của bài bình luận là phải bày tỏ được ý kiến, quan điểm cỉ người viết trước vấn dề phái bình luận, và dĩ nhiên, đó phải là ý kiến đúng, thuyết phục được người đọc. Muốn vậy, người viết phải xây dựng một hệ thống lập luận logic, chặt chẽ đê bình luận vấn đề đó.
Bình luận gồm hai nội dung cơ bản như đã trình bày ở mục (3.2; 3.3). Như hệ thống lập luận lại thường có ba phần:
a) Giải thích nội dung vấn đề.
b) Đánh giá vấn đề.
c) Bàn luận, mở rộng vấn đề.
Ba phần này có mối quan hệ lôgic với nhau: giải thích nội dung vấn đề là cơ sở để đánh giá vấn đề; từ đánh giá vấn đề mà bàn luận, mở rộng vấn đề; và khi mở rộng vấn đề thì việc đánh giá cũng như giải thích vấn đề rô ràng, sâu sắc hơn. Trong từng phần, các ý cũng phải sắp xếp theo một hệ thống lôgic, chặt chẽ
Xem thêm >>> Tổng hợp khái quát các văn kiểu bài văn nghị luận
Trên đây là bài viết mà Cunghocvui đã tổng hợp về kiến thức làm bài văn bình luận chính xác nhất, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc các bạn học tập tốt <3