Đăng ký

Tìm hiểu chi tiết đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán

2,121 từ

Thúy Kiều báo ân báo oán 

I.    Sau ngày được Từ Hải chuộc khỏi lầu xanh về làm áp trại phu nhân, nhân lúc thong dong, vui vầy Kiều kể lại cho Từ Hải nghe những ngày hàn vi của mình:

Khi Vô Tích khi Lâm Tri,
Nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương.
Tấm thân rày dã nhẹ nhàng,
Chút còn ân oán đôi dương chưa xong.

Từ Hải dã giúp Kiều giải tỏa nỗi ưu tư bằng cách sai quân tìm đón những người đã ban ân, tìm bắt những ai gây oán về trại để Kiều phân xử. Giữa không khí uy nghiêm đầy binh tướng, cờ xí đứng canh hầu:

Trương hùm mơ giữa trung quân,
Từ công sánh với phu nhân cùng ngồi.

II.    Đời Kiều cho ngày làm áp trại phu nhân, ân oán cũng nhiều. Ở đây, Kiều chí báo ân, trả oán Thúc Sinh và Hoạn Thư (theo trích đoạn của sách giáo khoa). Cảm nhận khi đọc đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán
Trước hết, trước mặt Từ Hải, Kiều truyền lệnh cho mời Thúc Sinh. Qua ngòi bút so sánh của Nguyễn Du, lúc này Thúc Sinh "Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run". Đối diện với Kiều, Thúc Sinh đã từng. Nhưng đối diện với người đàn ông đường bệ, hách dịch đang ngồi bên Kiều giữa khung cảnh đầy binh hùng tướng dũng này thì chưa. Thêm vào đó, Thúc Sinh cũng đã từng “càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông ” khiến đời Kiều càng dài thêm những ngày truân chuyên. Chuyện gì sẽ đến với Thúc Sinh? Sự trả thù! Có lẽ vì thế mà chàng lo sự đến mặt xanh như chàm và run như chi dẽ. Còn Kiều, khi nhìn thấy người xưa thì:

Nàng rằng: “Nghĩa nặng tình non.
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không ?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,
Tên ai há dám phụ lòng cố nhân ? ”

Những câu hỏi tu từ, nhất là hai cụm từ “nghĩa nặng tình non - há dám phụ lòng cố nhân" do Kiểu thốt ra. Nói được những câu đầy nghĩa tình ấy là vì, trong quá khứ, Kiều đã cảm nhận được tình yêu trung thực của Thúc Sinh. Chàng đã chuộc nàng ra khỏi bàn tay sắt bọc nhung của mụ Tú Bà cùng với tay lừa đảo Mã Giám Sinh. Có lẽ Kiều vẫn còn nhớ nét mặt đau khổ của chàng trong những ngày tháng ở nhà Hoạn Thư và Quan Âm Các. Sống giữa dòng đời truân chuyên trôi nổi, lẽ nào Kiều không mong ước được “vẹn chữ tòng”, được làm vợ Thúc Sinh, dù là vợ bé. Thế nhưng mong ước đó không đạt được là lỗi “tại ai” chứ chẳng phải tại chàng. Bởi “nghĩa nặng tình non’' như thế nên Kiều đã quyết định tặng chàng:

Gấm trăm cuốn bạc ngàn cân,
Tạ lòng để xứng báo ân gọi là.

Với Thúc Sinh thì Kiều đối xử như thế, nhưng nàng cũng nói thẳng với chàng rằng:

Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
Kiến bò miệng chén chưa lâu
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.

Bốn câu thơ mang ý nghĩa nhận xét: “vợ chàng” là Hoạn Thư có tính tình “quỷ quái tinh ma". Ý nghĩa thông báo: “Mưu sâu cũng trá...”, và câu đáp trả: “Kiến bò miệng chén chưa lâu của Kiều, số là khi biết Thúc Sinh yêu Kiều, Hoạn Thư đã tự nhủ:

Lo gì chuyện ấy mà lo,
Kiến trong miệng chén thì bò đi đâu.

Rồi sau đó, Hoạn Thư đã sử dụng nhiều âm mưu, thủ đoạn để hành hạ Kiều, nhất là buộc Kiều đánh đàn trong bữa tiệc đoàn viên của vợ chồng Hoạn Thư - Thúc Sinh khiến “ngưừi ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”
.
Người mà ngày trước phải sống vói số phận “kiến trong miệng chén” thì nay đã trở thành người đầy quyền uy, nói năng lịch sự, khen chê vừa rõ ràng vừa chính xác vừa có tính nhắc nhờ. Phong cách ấy của Kiều khiến cho:

Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,
Khấu dầu dưới trướng liệu diều kêu ca.

Chí một cử chí “khấu dầu dưới trướng" thôi cũng đã biểu hiện Hoạn
Thư là người nhạy bén, xử trí nhanh, biết nhận lồi. Sau đó mời "kêu ca”:

Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình".

Hoạn Thư quả là người khôn khéo, xoáy vào tâm lí của đàn bà khi biết chồng san sẻ tình yêu với người khác. Chính vì tâm lí ghen tuông thường tình ấy mà Hoạn Thư đã “trót lòng gãy chuyện chông gai". Tuy nhận tội, nhưng Hoạn Thư vẫn bộc lộ tình cảm của mình vái Kiều:

Lòng riêng riêng những kính yêu,

Và mong Kiều:

Nghĩ cho khi gác viết kinh,
Với khi khói cửa dứt tình chẳng theo.

Là người cùng giói chắc Kiều cũng thông cảm vói tâm lí “chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai", và cũng nhận ra Hoạn Thư có hành hạ, “làm cho đau dân ê chề”, làm cho dứt tình với Thúc Sinh chứ không hại đời Kiều. Vả lại bản chát Kiều là người bao dung, độ lượng, bởi vậy, trước khi truyền lệnh tha, Kiều đã nói với Hoạn Thư:

Khen cho: “Thật đã nên rằng,
Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời.
Tha ra thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.

III.    Đi sâu tìm hiểu các nhân vật trong Truyện Kiều, càng đọc sâu càng thấy tài năng lỗi lạc của Nguyễn Du. Tài ấy là sự sành tâm lí. Và còn hơn thế là dùng ngôn ngữ để diễn tả tâm lí một cách chặt chẽ và mượt mà. Đoạn thơ có ba nhân vật. Cả ba đều được mô tả một cách nhất quán về tâm lí của mỗi nhân vật từ các diễn biến đầu truyện cho tới cảnh Thúy Kiều báo ân báo oán: Thúc Sinh hiền lành đến nhu nhược, Hoạn Thư hoạt bát, khôn lanh, còn Thúy Kiều thì bao dung, độ lượng.

 

 

Mong rằng bài viết trên của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!