Đăng ký

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán - Soạn văn lớp 9

3,152 từ Soạn bài

Câu 1 : a. Qua lời Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người thế nào?

b. Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ của Kiều nói với Thúc Sinh và khi nói về Hoạn Thư.

   Được mời tới nơi Kiều xử án trước những giáo dài gươm lớn Thúc Sinh sợ hãi khôn cùng:

                                “Cho gươm mời đến Thúc lang,

                        Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run*

   Thần sắc của chàng họ Thúc chẳng còn chi: Mặt như chàm đổ người cứ run lên bước đi không nổi: mình dường dê run là như thế. Hình ảnh ấy thật đúng với tính cách nhu nhược của chàng ta. Trông thật là tội nghiệp!

   Nhìn thấy hình ảnh tội nghiệp này hẳn Kiều cũng không khỏi động lòng trắc ẩn. Lời lẽ của nàng dành cho Thúc Sinh là lời lẽ phát xuất từ một tấm lòng tri ân trân trọng. Chàng Thúc là người đưa nàng khỏi chốn bùn nhơ. Cùng với chàng, nàng có những tháng ngày ấm êm trong cuộc sống gia đình. Với Kiều, đó là nghĩa nặng bằng non*. Nàng lại dùng nhiều từ Hán Việt: nghĩa, chữ tòng, cố nhân, tạ lòng..., điển cố Sâm Thương thật trang trọng để diễn tả tấm lòng biết ơn trân trọng của mình:

                        “Nàng rằng: *Nghĩa nặng nghìn non,

                   Lâm Tri người củ, chàng còn nhớ không?

                         Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,

                   Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?*

    Tuy vì gắn bó với Thúc Sinh mà Kiều lâm cảnh đau đớn một kẻ tội đày nhưng nàng hiểu rỗ nỗi đau khố cửa mình không phải lỗi  chàng Thú H mà thủ phạm đích thị là Hoạn Thư. Kiều thông cảm hoàn cảnh của Thúc “Tại ai há dám phụ lòng cố nhân

     Vì thế mà dẫu Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân” cũng không sao đáp đền cho xứng với “nghĩa nặng bằng non” của chàng họ Thúc:

                            “Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,

                        Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là"

   Trong khi nói với Thúc Sinh, Kiều đã nhắc đến Hoạn Thư. Đúng đó là oan gia... không sao quên được. Nói về tiểu thư họ Hoạn, ngôn ngữ của Kiều thật hết sức nôm na bình dị. Nàng dùng cả những thành ngữ quen thuộc nơi cửa miệng dân gian: “Kẻ cắp bà già gặp nhau”, “Kiến bò miệng chén” với những từ thuần Việt dễ hiểu. Có người đã nhận định: Hành I động trừng phạt cái ác theo quan điểm của nhân dân phải dược diễn dạt bằng lời ân tiếng nói của nhân dân:

                                “Vợ chàng quỷ quái tinh ma

                          Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau

                                Kiến bò miệng chén chưa lâu

                          Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.”

Câu 2.   - Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu thế nào?

- Thái độ của Kiều qua giọng điệu ấy?

   Với Hoạn Thư, lời nói hành động của Kiều đều biểu thị thái độ mai mỉa:

                           ...Thoắt trông nàng đã chào thưa:

                       “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây ”

                              Đàn bà dễ có mấy tay,

                        Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!

                               Dễ dàng là thói hồng nhan,

                        Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”

   Thoạt nghe lời lẽ của Kiều cứ tưởng như nàng còn đa'ng làm hoa nô cho nhà họ Hoạn, vẫn một điều “chào thưa”, hai điều “tiểu thư cứ như là chưa có sự đổi bậc thày ngôn. Điều này càng làm cho Hoạn Thư sợ hãi.

   Lời nói của Kiều lại có cả giọng đay nghiến. Câu thơ cứ như dằn ra từng tiếng với các từ ngữ được lặp lại nhấn mạnh thêm: dễ có, dễ dùng mấy tay, mấy mặt, mấy gan, dời xưa, đời nay, càng cay nghiệt, càng oan trái. 1 Cách nói này của Kiều rất phù hợp với dối tượng Hoạn Thư, một kẻ vốn bề ngoài than thớt nói cười, bể trong nham hiểm giết người không dao.

   Điều này dự báo là Kiều đã quyết tâm trừng trị Hoạn Thư, đúng như lời nàng đã nói trước đó với Thúc Sinh:

                             “Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.

                                    Kiến bò miệng chén chưa lâu,

                             Mưu sâu củng trả nghĩa sâu cho vừa "

 

Câu 3. Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao?

   Trước thái độ, lời nói cùa Kiều, thoạt đầu, Hoạn Thư có sợ hai: “phách lạc hồn xiêu”

                                   “Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu

                           Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”

    Nhưng vốn là kẻ khôn ngoan, giảo hoạt, Hoạn Thư đã định tĩnh tình thần kịp để "liệu điều kêu ca”:

                                   “Rằng: Tôi chút phận đàn bà

                        Ghen tuông thời cũng người ta thường tình

                                  Nghĩ cho khi các viết kinh

                     Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo

                                Lòng riêng riêng những kính yêu,

                     Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.

                               Trót lòng gây việc chông gai,

                    Còn nhờ lượng bề thương bài nào chăng”

Tám câu thợ, Hoạn Thư đã đưa bốn “luận điểm”

Một: Mình là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình.

Hai: Tôi đã rất tốt với cô khi ở gác viết kinh, khi cô bỏ trốn, tôi cũng chẳng đuổi theo (kể công).

Ba: Tôi với cô cùng trong cảnh chồng chung, chắc gì ai nhường cho ai.

Bốn: Nhưng dù sao tôi cũng có lỗi là đã gây đau khổ cho cô, nên bây giờ tôi chỉ biết trông chờ vào iượng khoan dung trời bể của cô (vừa nhận tội vừa để tâng bốc Kiều).

Câu 4.  Vì sao Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư? Những lời cuối cùng Kiều nói cho thấy nàng là người thế nào?

  Trước những lời kêu ca ấy, Kiều đã đổi thay ngay thái độ là tha bổng Hoạn Thư.

                                 " Khen cho: “thật đã nên rằng,

                           Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời.

                                 Tha ra thì cũng may đời.

                            Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.

                                  Đã lòng tri quá thì nên

                           Truyền quân lệnh xuống trưởng tiền tha ngay "

Kiều đã phải thừa nhận tài của Hoạn Thư là “khôn ngoan đến mực, nối năng phải lời”. Con người ấy đã khiến Kiậu phải bối rối khổ xử: “Tha ra thì cũng may đời. Làm ra, thì căng ra người nhỏ nhen”. Tuy cộ răn đe nhưng cuối cùng Kiều đã khoan dung độ lượng: “Đã lòng tri quá thì nên”. Hoạn Thư biết tội đã có ý xin tha thì Kiều cũng sẵn sàng cư xử theo truyền thống dân gian: uĐánh người chạy đi chứ không đánh người chạy lại”.

    Đúng ra cũng phải thấy rằng không phải Hoạn Thư lập luận giỏi được tha bổng, ở đây phải nổi là do tấm lòng “lượng bể” khoan dung của Kiều .

Câu 5 : Tính cách Thúy Kiều và Hoạn Thư

Học sinh phân tích theo hướng: bản châất Kiều là người phụ nữ có tấm lòng vị tha nhân hậu. Còn Hoạn Thư là kẻ “khôn ngoan rất mực nó năng phải lời”

LUYỆN TẬP

Phân tích những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư.

Trả lời:

1. Thúy Kiều

Mọi biểu hiện đa dạng phức tạp trong tính cách Thúy Kiều đều làm nổi bật vẻ đẹp từ tấm lòng vị tha, nhân hậu của nàng.

- Với tấm lòng nhân hậu nàng đã thả Thúc Sinh, ban thưởng hậu hĩnh.

- Không những vậy nàng còn tha bổng cho Hoạn Thư, kẻ đã gây cho Kiều biết bao khổ đau.

2. Hoạn Thư

Mọi biểu hiện đa dạng phức tạp trong tính cách cho thấy nàng ta là người khôn ngoan, giảo hoạt. Điều này được thể hiện rõ qua lời lẽ tự bào chữa cho mình.