Hướng dẫn soạn bài thúy kiều báo ân báo oán - Ngữ văn 9
Trước khi đi vào hướng dẫn soạn bài thúy kiều báo ân báo oán thì Cunghocvui gửi bạn phần phân chia bố cục:
- Phần 1 (12 câu đầu): Kiều báo ân
- Phần 2 (còn lại): Kiều báo oán
Tiếp theo chúng ta sẽ đi vào bài soạn thúy kiều báo ân báo oán:
Câu 1: Kiều báo ân Thúc Sinh
- Kiều là một người nặng tình nghĩa, trân trọng việc Thúc Sinh chuộc nàng ra khỏi lầu xanh, cho dù chàng không giúp được khi Hoạn Thư hành hạ nàng.
- Vết thương lòng do Hoạn Thư gây ra không thể quên được, phải thốt ra
- Dùng lời nói trang trọng, dùng điển cố vì vẫn luôn biết ơn Thúc Sinh.
Câu 2: Kiều báo oán Hoạn Thư
- Dùng lời nói nôm na bình dị, dùng lối nói dân gian tỏ thái độ xem thường, "chào, thư" Hoạn Thư là "tiểu thư" dù tình thế đã đảo ngược.
- Thái độ: quyết liệt, báo trước những điều dữ dội sắp xảy ra.
Câu 3:
- Lí lẽ Hoạn Thư:
+) Xóa bỏ ranh giới kẻ thù bằng việc vin vào cùng "phận đàn bà" => chuyện trở thành "thường tình"
+) Từng tha cho Kiều => thái độ "riêng riêng những kính yêu", nhận lỗi và mong được tha thứ.
- Kiều trước những lí lẽ của Hoạn Thư: nhận ra được sự khôn ngoan của Hoạn Thư, có phần nguôi ngoai, có phần khó đành nên tha bổng cho Hoạn Thư
- Tính cách Hoạn Thư: khôn ngoan, lọc lõi, tâm địa mưu mô, thủ đoạn.
Câu 4:
- Tha bổng cho Hoạn Thư vì những lí lẽ của nàng ta và bản tính rộng lượng của Kiều
- Việc tha bổng cho Hoạn Thư không hề đáng trách bởi việc làm đó phù hợp với lòng nhân hậu của Kiều.
Câu 5:
- Hoạn Thư: khôn ngoan, lọc lõi, có tâm địa và thủ đoạn => đưa ra được những lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục dù đang trong cảnh "hồn lạc phách xiêu"
- Thúy Kiều: giàu lòng vị tha, tình nghĩa. Biết trả ơn Thúc Sinh, rộng lượng tha tội cho Hoạn Thư.
Xem thêm >>> Tìm hiểu chi tiết đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán
Trên đây là những hướng dẫn soạn văn 9 bài thúy kiều báo ân báo oán mà Cunghocvui gửi đến bạn, mong rằng bài viết sẽ giúp được nhiều cho quá trình học tập của bạn <3