Dàn ý phân tích đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán chi tiết, đủ ý
Dàn ý phân tích đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán
Dàn ý phân tích đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán tập trung làm rõ hai chi tiết: Thúy Kiều báo ơn với Thúc Sinh, báo oán với Hoạn Thư. Tuy nhiên cao trào của đoạn trích này là ở những lời đối đáp của Hoạn Thư với Thúy Kiều. Thông qua đoạn trích thể hiện rõ lời nói, diễn biến tâm lý và thái độ của Thúy Kiều trước ân nhân cũng như với người từng hại mình.
Phân tích Thúy Kiều báo ân báo oán
Mở bài dàn ý phân tích đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán
- Giới thiệu trích đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán nằm ở đoạn thơ nào?
- Nội dung chính của trích đoạn
Thân bài phân tích Thúy Kiều báo ân báo oán
12 câu thơ đầu là Thúy Kiều báo ân với Thúc Sinh
- “ Mời đến Thúc Lang”: Thể hiện thái độ tôn trọng, luôn ghi nhớ ơn nghĩa với người đã giúp mình. Đây là bản chất cao đẹp vốn có của Thúy Kiều.
- Thái độ của Thúc Sinh lúc này hoàn toàn sợ hãi “ mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run”=> người đàn ông này rất yêu Thúy Kiều, nhưng vốn dĩ là kẻ yếu đuối, không đủ khả năng bảo vệ Kiều tranh nanh vuốt của vợ.
Xem thêm:
Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán
Cảm nhận đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán
- Lời nói của Thúy Kiều trong lúc báo ân với Thúc Sinh luôn đầy lẽ biết ơn, trân trọng việc Thúc Sinh đã cứu giúp trong cơn hoạn nạn.
Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non,
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?...”
=> Ân nghĩa Thúc Sinh cứu Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh là “nghĩa nặng nghìn non”, cả đời không bao giờ quên. Lúc này trong lòng Thúy Kiều, Thúc Sinh đã trở thành “ cố nhân”.
=> Lời nói của Thúy Kiều với Thúc Sinh luôn có nhiều từ Hán Việt như “tòng”, “há”, “ phụ”, “cố nhân” kết hợp với điển cố “ Sâm Thương”. Kiều rất trân trọng Thúc Sinh, luôn ghi nhớ những ngày tháng bên cạnh Thúc Sinh.
Lời nói lúc này của Thúy Kiều đã đánh tiếng đến Hoạn Thư. Hàm ý muốn nhắc đến việc trả lại những gì Hoạn Thư đã gây ra cho Thúy Kiều. Đây là vết thương lòng sâu sắc, in hằn trong tâm trí Kiều suốt thời gian qua.
=> Một Thúy Kiều rất đời thường, rất con người, cũng biết oán hận và “ ăn miếng trả miếng” với kẻ đã làm mình đau khổ, tủi nhục.
12 câu tiếp theo là Thúy Kiều báo oán với Hoạn Thư
Thúy Kiều báo oán với những kẻ hãm hại mình
- Lúc này vị thế của Thúy Kiều và Hoạn Thư đã có sự thay đổi. Kiều đã nắm thế chủ động, chủ trì buổi phán xử này.
“ Thoắt trông nàng đã chào thưa”
- Thúy Kiều đã giáng một đòn phủ đầu khi trông thấy Hoạn Thư từ xa. Nàng không chửi mắng, đe dọa gì Hoạn Thư mà gọi là “ tiểu thư”.
- Lời nói đầy mỉa mai, khiến cho tâm trạng Hoạn Thư càng thêm lo sợ.
- Lời nói của Thúy Kiều đầy sự mỉa mai, trách cứ với ả đàn bà Hoạn Thư ghê gớm=> Thúy Kiều lúc này đầy quyết tâm phải trả thù người đàn bà đã từng làm mình đau đớn, tủi nhục.
Thái độ của Hoạn Thư
- Trước lời nói và thái độ của Thúy Kiều, Hoạn Thư đã thực sự “ hồn xiêu phách lạc”. Thế nhưng với bản lĩnh lọc lõi, Hoạn Thư đã nhanh chóng lấy lại tinh thần.
- Lời lẽ Hoạn Thư lúc này thông minh, xảo quyệt. Dùng lời lẽ biện minh để thoát tội cho mình.
Rằng tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình
- Hoàn Thư khéo léo đưa Kiều vào thế đồng cảnh ngộ. Những lời biện minh sau đó đã được Hoạn Thư dùng những lời lẽ nhẹ nhàng, vừa van xin, nhưng cũng biện minh.
=> Hoạn Thư rất bản lĩnh, tự giải cứu cho mình.
- Thúy Kiều rất phân vân, nhưng rồi cũng quyết định bỏ qua => tấm lòng nhân hậu tuyệt vời của Thúy Kiều.
Đặc sắc nghệ thuật
- Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Kết hợp hài hòa yếu tố tự sự và miêu tả.
Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung của đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán
- Cảm nhận về đoạn trích