Đăng ký

Thuyết minh: Ca dao xưa lột tả thân phận đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công

2,566 từ

Thuyết trình về đề tài: Ca dao xưa đã thể hiện một cách sâu sắc và thấm thía thân phận đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công.

Cô giáo giao cho anh (chị) thuyết trình trước Câu lạc bộ Văn học của lớp về đề tài: ca dao xưa đã thể hiện một cách sâu sắc và thấm thía thân phận đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công.

Anh (chị) hãy viết bài thuyết trình ấy chuẩn bị trình bày trước Câu lạc bộ.

Xã hội phong kiến xưa là một xã hội tràn ngập bất công. Không chỉ có sự bất công trong lao động sản xuất và sự hưởng thụ thành quả lao động, như chúng ta từng thấy trong những câu nói, câu hát dân gian:
 
- “Ngồi mát ăn bát vàng”
- “Thằng còng làm cho thằng ngay ăn”
- “Trời ơi, trời ở không cân
Kẻ ăn chẳng hết, người lần không ra”
 
Nổi bật trong những câu, những bài ca dao xưa còn là sự bất công đối với người phụ nữ. Trong xã hội phong kiến với quan điểm trọng nam khinh nữ (nam tôn, nữ ti), người phụ nữ bị phong tục tập quán phong kiến rất coi thường: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (trong nhà có một con trai được xem là có con, có mười con gái vẫn là không có con). Phụ nữ không được đi học, không được hoạt động xã hội, mà phải theo tam tòng: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (ở nhà theo cha, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con trai). Trong khi người đàn ông có quyền năm thê bảy thiếp: “Vua thì nhiều vợ nhất đời”, thì người phụ nữ chỉ được quyền lấy một chồng: “Gái chính chuyên chỉ lấy một chồng”, gọi là “tòng nhất nhi chung” (theo một người đến cùng). Thậm chí họ còn bị dập vào khuôn khổ quan niệm phép tắc “Thất tiết là việc lớn, chết đói là việc nhỏ”.

Lễ giáo phong tục tập quán phong kiến bất công đối với người phụ nữ đã gây ra biết bao bi kịch trong gia đình và ngoài xã hội về vật chất cũng như tinh thần. Văn học vốn là tấm gương phản chiếu xã hội nên văn học dân gian Việt Nam thời phong kiến cũng đã phản ánh khá đầy đủ và sâu sắc thực trạng xã hội trên.
 
Do là con số không (viết “vô”) trong đời sông nên người phụ nữ khó được chủ động trong cuộc đời của mình. Khi lập gia đình thì: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đây”, và sự sắp đặt này trong rất nhiều trường hợp đã khiến cho người con gái phải xót xa than thở cho thân phận của mình:
 
- “Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
 
- “Thăn em như quả xoài trên cây
Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành”
 
- “Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi”
 
- “Thân em như trái bòng trôi
Gió đánh dồi nương tựa vào đâu”
 
- “Thân em như đóa hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa?”
 
Người phụ nữ thường bị gia đình cưỡng ép hôn nhân. Trong nhiều vụ tảo hôn, bi hài kịch cùng đã xảy ra:
 
- “Chồng lớn, vợ bé thì xinh
Chồng bé vợ lớn ra tình chị em”
 
Đó là do:
 
- “Mẹ em tham thúng xôi rền
Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng
Em đã bảo mẹ rằng dừng
Mẹ hấm, mẹ hứ, mẹ bưng ngay vào
Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng”
 
Để rồi:
 
- “Chồng lên tám, vợ mười ba
Ngồi rồi nu nống nu na đỡ buồn
Mười tám vợ đã lớn khôn
Nu na nu nống chồng còn mười ba
Mẹ ơi, con phải gỡ ra!
Chồng con nu nống nu na suốt ngày
Đêm nằm khắc khoải canh chày”
 
Tình hình cường ép hôn nhân bất công có khi làm nảy sinh không phải chỉ tình buông bi kịch mà thuần tuý là bi kịch:
 
- “Bác mẹ em vội tham vàng
Hang hùm lại ngỡ hang vàng của con
Trước thời thẹn với nước non
Sau thời cay đắng lòng con đêm ngày
Thấy chăng hỡi các mẹ thầy
Ngờ rằng gả bán hoá đày thân con”
 
- “Thân em mười sáu tuổi đầu
Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người
Nói ra sợ chị em cười
Năm ba chuyện thảm, chín mười chuyện cay,
Tôi về đã mấy năm nay
Buồng riêng thì có vui rày thì không,
Ngày thời vất vả ngoài đồng
Tối về thì lại nằm không một mình
Có đêm thức suốt năm canh
Rau heo, chảo chó, loanh quanh đủ trò”
 
Bi kịch đau đớn, chua xót trên thường xảy ra do tình trạng mâu thuẫn phổ biến: mẹ chồng - nàng dâu:
 
“Ai ơi nghĩ phải trước sau
Đừng tham lắm của nhà giàu làm chi
Làm thì xem chẳng ra gì
Làm tất làm tả, nói thì điếc tai
Đi ngủ thì hết canh hai
Thức khuya dậy sớm, mình ai dãi dầu
Sớm ngày đi cắt cỏ trâu
Trưa về lại bảo: “Ngồi đâu không đầy!”
Hết mẹ rồi lại đến thầy
Gánh cỏ có đầy vẫn nói là vơi
Nói thời nói thật là dai
Lấm câu chua - cạnh đắng cay trăm chiều”
 
Bi kịch nảy sinh có khi do mâu thuẫn trong một tình cảm phố bôn khác: cả - lẽ: gây ra tình trạng “đi ở không công” của người vợ lê:
 
- “Tối tối chị giữ mất buồng
Chị cho manh chiếu nằm suông nhà ngoài
Sáng sáng chị gọi: - Ớ Hai
Mau mau trở dậy thái khoai, đâm bèo!”
 
Để rồi người làm lẽ ấy phải, đi đến một kết luận cay đắng:
 
- “Thân em đi lấy chồng chung
Khác nào như cái bung xung chịu đòn”
 
Ở ngoài xã hội, nước mắt người phụ nữ còn thường xuyên phải tuôn rơi, vì những cảnh sinh li:
 
- “Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
- Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trảy nước non Cao Bằng”
 
Nếu con cò là một hình tượng bi kịch thì con chẫu chuộc là một hình tượng bi hài kịch trong cảnh tử biệt này:
 
- “Cóc chết bỏ nhái mồ côi
Chẫu ngồi chẫu khóc: chàng ơi là chàng
Ễnh ương đánh lệnh đã vang
Tiền đâu mà trả nợ làng ngoé ơi”
 
Nếu người phụ nữ có ý né tránh, chống cự những phong tục tập quán sắt đá thì cũng vẫn khó thoát khỏi sự trừng phạt nghiệt ngã về nhiều phương diện:
 
- “Phềnh phềnh lớn giữa lớn ra
Mẹ ơi cọn chẳng ở nhà được dâu,
Ở nhà làng bắt mất trâu
Cho nên con phải đâm đầu ra đi”.
 
Ca dao - dân ca đã phản ánh thân phận người phụ nữ thế đấy. Đã xa rồi cái thời kì đen tối của người phụ nữ, cái thời kì mà họ bị đẩy xuống tận cùng xã hội, bị chà đạp, bị đối xử bất công. Giờ đây, trước mắt họ là một tương lai tươi sáng, tràn ngập niềm tin, với những ước mơ, kì vọng. Nhưng dù có bộn bề với những hoạt động xã hội, với công việc thì người phụ nữ nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng cũng không ánh mất đi vẻ đẹp tự nhiên duyên dáng và sự đảm đang vốn có trong mỗi người. Nhưng vẻ đẹp ấy đã, đang và sẽ mãi trường tồn theo thời gian, để cho các nhà mĩ học còn phải bàn bạc tranh luận về nó đến mãi mãi.