Đăng ký

Anh (chị) hiểu thế nào về hình ảnh “ngọc trai và nước giếng” trong truyện Mỵ Châu và Trọng Thuỷ

2,258 từ

Anh (chị) hiểu thế nào về hình ảnh “ngọc trai và nước giếng” trong truyện Mỵ Châu và Trọng Thuỷ

Ai đã đọc Mỵ Châu - Trọng Thuỷ, hẳn sẽ biết đến biểu tượng “ngọc trai - nước giếng”. Song, hiểu biểu tượng này như thế nào cho đúng? Đây là vấn đề đang còn nhiều tranh cãi. Có người cho rằng đó là biểu tượng của tình yêu chung thuỷ. Có người lại coi đó là sự hoá giải một nỗi oan tình.

Câu chuyện truyền thuyết này đã tồn tại bao đời nay. Đó là câu chuvện bắt đầu từ việc An Dương Vương xây thành. Nhờ được Rùa Vàng cho nỏ thần An Dương Vương đã đánh tan quân xâm lược Triệu Đà. Để dò la tin tức, Triệu Đà giả vờ cầu hoà, cho con trai Trọng Thuỷ sang cầu hôn Mỵ Châu - con gái An Dương Vương, nhưng thực chất là để đánh cắp nỏ thần. Lợi dụng sự cả tin của Mỵ Châu, Trọng Thuỷ đã tráo được nỏ thần, và đem về cho cha.
 
Triệu Đà mang quân sang xâm lược. Cậy có nỏ thần An Dương Vương để cho quân giặc tới gần mới giao chiến. Khi phát hiện nỏ thần bị mất, An Dương Vương vội lên ngựa cùng với Mỵ Châu chạy ra khỏi thành. Nhớ lời hẹn, Mỵ Châu ngồi sau cha bứt áo lông ngồng rải dọc đường. Trọng Thuỷ theo dấu lông ngỗng đuổi theo cha con An Dương Vương. An Dương Vương chạy ra phía biển, cầu xin Rùa Vàng giúp đỡ. Rùa Vàng hiện lên nói cho nhà vua biết: giặc ở sau lưng nhà vua. Vua liền vung gươm chém đầu Mỵ Châu. Trước khi chết Mỵ Châu nguyền: nếu tấm lòng nàng đôi với Vua cha vẫn trong sáng thì sau khi chết xin biến thành ngọc trai. Máu Mỵ Châu chảy xuống nước, trai biển Đông ăn phải nên từ đó có hạt châu.
Còn Trọng Thuỷ, khi đuổi theo đến bờ biển, ôm xác Mỵ Châu về táng ở Loa Thành. Trọng Thuỷ thương tiếc khôn cùng, trầm mình xuống giếng tự tử.
 
Người xưa cho rằng lấy ngọc ở biển Đông rửa nước giếng, nơi Trọng Thủy tự tử, thì ngọc sẽ trong sáng thêm. Từ đó “ngọc trai - nước giếng” trở thành biểu tượng quen thuộc và gần gũi với người dân Việt Nam.
 
Quan niệm thứ nhất cho đây là biểu tượng của tình yêu chung thuỷ. Bởi vì có yêu thương nhau, Trọng Thuỷ mới nhớ thương khôn cùng đến nỗi phải nhảy xuống giếng tự tử. Chỉ có điều, theo tôi, Trọng Thuỷ vẫn là kẻ đáng trách, đáng kết tội. Trọng Thủy đến cầu hôn Mỵ Châu trước hết vì ý đồ đen tối, chứ không phải vì một tình yêu trong sáng, lí do nền tảng của tình yêu đôi lứa; Trọng Thuỷ đã vì “việc nước” mà quên tình riêng, và chàng chỉ đóng vai trò một người “chồng hờ”, một tên “gián điệp” đầy mưư mô. Có thể nói, Thủy là một kẻ nham hiểm.

Sau khi tráo được nỏ thần, Trọng Thuỷ nói dối Mỵ Châu về thăm cha, nhưng thực chất là để thực hiện mưu đồ thôn tính Âu Lạc. Âu Lạc mất thì Mỵ Châu đâu còn hạnh phúc? Cái chết của Mỵ Châu là tất yếu, và nguyên nhân cùng là do Trọng Thuỷ. Cho nên, nàng đã chết một cách oan ức.
 
Đoạn cuối, Trọng Thuỷ ôm xác Mỵ Châu về táng tại Loa Thành không phải là một hành động gì đặc biệt, mà là hành động rất bình thường. Nhưng dù sao đó cũng là một kết cục đau thương. Vì chiến tranh, vì tranh giành quyền lực mà đôi lứa ấy phải chia lìa. Cho nên, “ngọc trai - nước giếng” còn là biểu tượng của lòng nhần đạo.
 
Còn quan niệm cho rằng “ngọc trai- giếng nước” là sự hoá giải một nỗi oan tình? Mỵ Châu yêu và yêu hết minh, nàng quên mất cả cảnh giác; tin hết mình, tin vào Trọng Thuỷ, tin vào sự hoà hợp kết thân giữa hai nước. Nàng lấy nỏ thần, báu vật của quốc gia cho Trọng Thuỷ xem mà không một chút nghi ngờ. Khi giặc đuổi, nàng lại rắc lông ngỗng dọc đường. Hành động này xét về phương diện nào đó rất đáng được thông cảm, đó là hành động của một người con gái yêu hết mình. Nhưng nàng lại yêu đến mù quáng, vì sự cả tin của nàng mà nước mắt, đẩy cha đến chỗ cùng đường. Vì quá ngây thơ, nàng đã bị Trọng Thuỷ lợi dụng một cách triệt để. Rùa Vàng cho nàng là giặc, Vua cha chém đầu nàng không chút đắn đo. Nhưng cái chết của nàng là cả một nỗi oan. Nàng chết vì “tình yêu thành thật”, nàng có tội gì đâu? Trước khi chết, nàng đã thề nguyền: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch hại cha, chết sẽ biến thành cát bụi, nếu lòng trung hiếu thì chết sẽ biến thành châu ngọc”. Lời nguyền đã linh nghiệm. Tấm lòng trong sáng của Mỵ Châu với Vua cha đã được trời đất chứng giám. Nàng chết vì oan tình, chết để chuộc tội, cũng là để thanh minh. Hành động tự vẫn của Trọng Thuỷ cũng là hành động góp phần hoá giải bớt nỗi oan ức cho Mỵ Châu.Việc “đem ngọc rửa nước giếng, ngọc càng sáng thêm” cũng mang ý nghĩa của sự hoá giải nỗi oan tình ấy, và mang cả ý nghĩa biểu trưng cho tình yêu đôi lứa.
 
Biểu tượng “ngọc trai - nước giếng” là một biểu tượng đẹp cho thơ ca bao đời. Tản Đà đã từng viết:
 
“Hạt châu nước giếng
Ngàn năm khói nhang”.
 
Người đời sau luôn nhắc đến “ngọc trai - nước giếng” để tưởng nhớ, cảm thương người con gái “trái tim nhầm chỗ để trên đầu”, đồng thời cũng để thể hiện sự thành kính, trân trọng đối với câu chuyện lịch sử thiêng liêng này.
 
“Ngọc trai - nước giếng” vừa là biểu tượng của tình yẻu chung thuỷ, vừa là sự hoá giải nỗi oan tình.
 
Có chung thuỷ với tình yêu, Mỵ Châu mới gặp nỗi oan mất mạng, có thấu hiểu nỗi oan của người yêu, Trọng Thuỷ mới trầm mình xuống giếng. Đây chính là bài học để đời mà người xưa muốn nhắc nhở con cháu đời sau.
 
Tóm lại, “ngọc trai - nước giếng” là biểu tượng của tình yêu chung thuv, đồng thời cùng là sự hoá giải nỗi oan tình. Nó thể hiện tấm lòng nhân hậu, độ lượng cuả người dân Việt Nam. Đó chính là sự gìn giữ của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ hôm nay bài học lớn về tình yêu.

shoppe