Thái sư Trần Thủ Độ (Trích Đại Việt sử kí toàn thư) của Ngô Sĩ Liên
1. Chức danh “thái sư"
- “Thái sư” là chức quan cao nhất trong triều đình thời phong kiến, không chỉ có quyền tham gia mọi việc chính sự mà còn có vai trò làm quân sư, cố vấn cho vua.
2. Kết cấu của đoạn trích
- Đoạn 1: từ đầu đến "... quyền hơn cả vua”: Giới thiệu sự kiện lịch sử và nhân vật Trần Thủ Độ.
- Đoạn 2: tiếp đó đến “...Vua bèn thôi": Nêu cụ thể các hành động ứng xử của Trần Thủ Độ trong việc triều chính.
- Đoạn 3: phần còn lại: Đánh giá công trạng của nhân vật Trần Thủ Độ.
3. Sự kiện lịch sử và Thái sư Trần Thủ Độ được tác giả giới thiệu chung:
- Sự kiện lịch sử: Thái str Trần Thủ Độ chết.
- Giới thiệu nhân vật: học vấn ít, nhưng "tài lược hơn người” (làm quan triều Lí được mọi người suy tôn; gáy dựng vương nghiệp cho nhà Trần, nhà nước phải nhờ cậy, quyền hơn cả vua).
4. Khi kể về nhân vật Trần Thủ Độ, tác giả đà đưa ra bốn tình tiết, mỗi tình tiết như vậy đã bộc lộ những khía cạnh nào về tính cách của ông?
- Tình tiết 1:
+ Gặp một người nói thẳng vỗ việc lấn át quyền bính của Trần Thủ Độ.
+ Thể hiện tính trung thực, thẳng thắn, dám chấp nhận người phê phán mình khi người ấy nói đứng.
- Tình tiết 2:
+ Gặp một người quân hiệu “giữ phép” ngay với vợ mình. Dù vợ mình là I.inh Từ quốc mẫu cũng không V thố mà làm sai quy định triều đình. Nếu là "người ớ chức thấp mà biết giữ phép” thì cân phải khen thưởng.
+ Thể hiện rõ sự tôn trọng luật lệ, không vì người thân cận nhất mà hành xử sai trái.
- Tình tiết 3:
+ Gặp một người bà con với vợ mình xin làm "câu dương".
+ Khi chọn người làm việc, õng cũng không vì người thân mà làm trái luật lệ. Ong khéo léo "trị tội” để người bà con của vợ không dám làm trái luật, từ đó ngàn chặn việc “nhờ vả” của bà con phía vợ.
- Tình tiết 4:
+ Can ngăn việc ban chức của vua cho người anh cả của mình.
+ Việc ban chức hãy chọn người hiền tài, không phải vì anh em gần gũi với mình mà ban chức bừa bãi.
5. Nhân cách của Trần Thủ Độ
- Trần Thủ Độ tó ra rất trung thực, mạnh mẽ chấp nhận đối diện với người phê phán mình khi người ấy nói đúng; tôn trọng phép nước, nghiêm minh, thể hiện rõ tinh thần “còng pháp bất vị thân”.
6. Nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện
- Các tình tiết được kế tăng dằn lên mức độ, tạo sự hấp dẫn cho người dọc, góp phần từng bước khắc họa rõ hơn tính cách của nhân vật.
- Mối tình tiết được tổ chức như một sự kiện có kịch tính nên gây sự hấp dẫn Chẳng hạn: khi vợ Trần Thủ Độ về nhà khóc và nói với ông về "bọn quân hiệu”. Ông giận, sai đi bất, nhưng sau nghe ra thì không chi tha cho mà còn ban thướng nữa.
7. Nét đặc sắc trong nghệ thuật khắc họa nhân vật
- Tính cách nhân vật được thể hiện không chi ở hành động, lời nói mà còn ở cả thái độ.
8. Đánh giá của tác giá về nhân vật lịch sử Trần Thủ Độ
- Làm quan đầu triều nhung lất cụ thể, tường tận trong mọi việc chính sự.
- Xây dựng triều đình vững mạnh.
- Giữ được thanh danh, tiết tháo.
- Dược vua “quý mến khác người”.
Xem thêm >>> Phân tích Thái sư Trần Thủ Độ của Ngô Sỹ Liên
Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất mà Cunghocvui đã gửi đến bạn học, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn <3