Soạn bài Thái Sư Trần Thủ Độ của Ngô Sĩ Liên - Văn 10
Với bài Thái sư Trần Thủ Độ, Cunghocvui.com xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ đầy đủ nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Ngô Sĩ Liên (?-?) quê ở huyện Chương Mỹ, Hà Tây
- Ông là tác giả của bộ Đại Việt sử kí toàn thư lừng lẫy trước kia. Ông chính là người biên soạn và viết nên nội dung của tác phẩm này
- Ngô Sĩ Liên đỗ tiến sĩ năm 1442, tuy chưa có tài liệu về năm sinh và năm mất của tác giả này nhưng ông đã có những đóng góp đáng kể cho đất nước, tiêu biểu chính là bộ Đại Việt sử kí toàn thư
Xem thêm Cảm nhận bài Thái sư Trần Thủ Độ
2. Tác phẩm
a) Hoàn cảnh sáng tác
- Đoạn trích Thái sư Trần Thủ Độ được trích trong quyển V, phần Bản kỉ của Đại Việt sử kí toàn thư
- Đại Việt sử kí toàn thư bao gồm 2 phần. Đó là Ngoại kỉ và Bản kỉ với tổng số quyển là 15. Sau đó, nhóm tác giả Nguyễn Công Trứ đã viết thêm 5 quyển, tổng là 20 quyển.
b) Nội dung tác phẩm
- Văn bản đã làm nổi bật lên phong thái chính trực, liêm minh của Thái sư Trần Thủ Độ. Khi có người đến xin chức tước, ông đã yêu cầu người đó phải chặt ngón chân của mình để phân biệt so với những vị quan khác. Điều đó cho thấy sự thẳng thắn, chính trực, khí tiết trong sạch của Trần Thủ Độ.
- Khi người anh của Thái sư Trần Thủ Độ là An Quốc được vua Thái Tông trọng dụng, muốn phong cho làm tướng thì Trần Thủ Độ đã nhất quyết phản đối. Ông cho rằng làm như vậy sẽ dễ dẫn đến việc anh em kéo bè kéo cánh, gây hại cho triều đình.
c) Nghệ thuật
Nghệ thuật sử dụng những tình huống, dẫn dắt câu chuyện một cách mạch lạc, hợp lí cho thấy tính cách minh bạch, chính trực của Trần Thủ Độ
d) Bố cục
Đoạn trích được chia ra làm 3 phần như sau:
Phần 1: Từ đầu… quyền hơn cả vua
Nội dung: Giới thiệu sơ qua về Thái sư Trần Thủ Độ, thông báo sự kiện Thái sư Trần Thủ Độ chết
Phần 2: Tiếp theo…. Vua bèn thôi
Nội dung: Tác giả đã kể lại 4 sự kiện xảy ra trong quá trình làm quan của Trần Thủ Độ
Đoạn 3: Còn lại
Nội dung: Khẳng định những phẩm chất cao đẹp, cốt cách trong sạch của Trần Thủ Độ. Nêu cao vai trò của ông đối với đất nước
II. Tìm hiểu chi tiết
Câu 1 (Trang 47 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Những tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ
- Có người mách vua về sự chuyên quyền của Trần Thủ Độ: ông không biện bạch cho bản thân, không thù oán, trách phạt mà thưởng cho người dám vạch lỗi của mình
→ Người công minh, độ lượng, có bản lĩnh
- Vợ ông khóc, mách việc tên quân hiệu không cho đi qua thềm cấm, ông cho người điều tra rồi khen thưởng tên quân hiệu giữ đúng phép nước
→ Ông là người chí công vô tư, trọng luật pháp
- Có người chạy chọt nhờ vợ ông xin cho chức Câu Đương, ông bảo hắn chặt một ngón chân để phân biệt
→ Người chủ động giữ gìn sự công bằng phép nước, bài trừ nạn mua quan bán chức
- Vua muốn phong chức cho anh Trần Thủ Độ, ông không đồng ý, thẳng thắn trình bày quan điểm nên lựa người giỏi nhất, không nên hậu đãi cả hai làm rối việc triều chính
→ Tình tiết góp phần làm nổi bật bản lĩnh, nhân cách của Trần Thủ Độ: cương nghị, độ lượng, liêm khiết, đặt lợi ích dân tộc, quốc gia trên lợi ích cá nhân, gia đình
Câu 2 (Trang 47 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
- Sử gia Ngô Sĩ Liên xây dựng nhiều tình huống giàu kịch tính, ngắn nhưng mỗi câu chuyện đều có xung đột, thắt nút, cao trào, mở nút
- Ngôn từ hàm súc, chỉ kể, không bình luận. Lời kể khách quan, trung thành với sự thật
- Cách kể hấp dẫn, luôn gây yếu tố bất ngờ: tình huống có xung đột, cao trào, người đọc bất ngờ về cách giải quyết không theo logic
- Ông luôn khiến người đọc khâm phục, cảm mến vì nhân cách hơn người
III. Luyện tập
So sánh giữa Thái sư Trần Thủ Độ và Tô Hiến Thành:
Ta có thể thấy, Trần Thủ Độ và Tô Hiến Thành là hai nhân vật khác nhau, sống trong những thời kì khác nhau, cụ thể là khoảng cách 100 năm. Nhưng mỗi một thời đại đều có những vị quan biết suy nghĩ cho đất nước, luôn trung thành và phụng sự cho đất nước bằng tất cả tấm lòng mình. Dù có bị những cám dỗ bủa vây thì họ vẫn luôn giữ được khí tiết trong sạch, chí công vô tư và sự chính trực đáng ngưỡng mộ