Đăng ký

Tài năng sáng tạo hình ảnh thơ của Chế Lan Viên qua bài thơ "Tiếng hát con tàu"

1,591 từ
Đề bài

Tài năng sáng tạo hình ảnh thơ của Chế Lan Viên đã được thể hiện như thế nào qua bài thơ "Tiếng hát con tàu"?

Hướng dẫn giải

Muốn hiểu được bài thơ trước hết phải hiểu được những hình ảnh có tính biểu tượng của nó, đồng thời nắm được sự vận động của mạch thơ.

Có hai hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng cơ bản nhất của cả bài thơ (thể hiện ngay ở 4 câu thơ đề từ)

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hoá những con tàu

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu

1. Hình ảnh con tàu:  sự thực thì chưa hề có đường tàu nào đi lên Tây Bắc vào thời điểm đó. Con tàu ở đây là biểu hiện của khát vọng lên đường đi xa, hướng vào đời sống lớn của đất nước, của nhân dân, tới những ước mơ lớn và nguồn cảm hứng lớn của nghệ thuật.

Khi lòng ta đã hóa những con tàu

..

Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi

Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng

 

Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp

Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?

Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép

Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia

Tiếng hát con tàu - cùng học vui

2. Hình ảnh Tây Bắc: Sự thực là hồi ấy (1958 - 1960) có chương trình vận động thanh niên lên xây dựng kinh tế miền núi Tây Bắc.  Nhưng ở bài thơ này Tây Bắc không chỉ là Tây Bắc. Đó còn là tổ quốc bao la, nhân dân vĩ đại, là đời sống cần lao, và chiến đấu đầy gian khổ,  nhưng cũng đầy tình nghĩa của đồng bào trong mười năm kháng chiến, là một phần máu thịt tâm hòn nhà thơ còn để lại nơi đó với bao kỉ niệm thiết tha

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu

Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc

Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng

Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất

Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân

3. Mạch thơ vận động qua ba đoạn, không kể bốn câu thơ đề từ:

  • Hai khổ thơ đầu: Lời giục giã, mời gọi của con tàu lên Tây Bắc, và cũng là lời thôi thúc của chính tâm hồn nhà thơ ở nơi ấy.

  • Chín khổ thơ tiếp theo: những kỉ niệm thiêng liêng ở Tây Bắc trong cuộc kháng chiến mười năm với sức sống muôn đời của nó:

Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa

Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường

  • Bốn khổ cuối: Cảm hứng lên đường dạt dào sôi nổi hay có thể gọi là khúc hát lên đường.

Nội dung chính của bài thơ là khát vọng trở về và được hòa nhập với cuộc sống lớn của đất nước, của tình nghĩa nhân dân vĩ đại. Khát vọng này được thể hiện dưới nhiều hình thức: hoặc bằng hình ảnh khái quát (Xứ thiêng liêng, rừng núi đã anh hùng, Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất, Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ,,,) hoặc bằng những kỉ niệm cụ thể với đồng bào được diễn tả trong quan hệ tình cảm ruột thịt (Con nhớ anh con,...Con nhớ em con.., Con nhớ mế.., Anh bỗng nhớ em…) hoặc bằng những hình ảnh so sánh lấp lánh trí tuệ và tài hoa (Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ, … Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét..)

Bài thơ thể hiện khả năng sáng tạo hình ảnh đặc biệt phong phú, và sắc sảo của Chế Lan Viên. Có hình ảnh ghi nhận được từ cuộc sống thực:

  • Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

  • Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc

  • Con nhớ anh con người anh du kíchChiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn….

Có hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng như:

  • Ngoài cửa ô! Tàu đói những vành trăng

  • Mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào,

  • Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa

  • Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống

  • Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân

Có hình ảnh nhằm diễn đạt một ý tưởng như muốn đúc kết thành châm ngôn triết lí:

Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa

Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường

...

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn

Hình ảnh thơ Chế Lan Viên thường mới lạ, đầy màu sắc tạo nên bởi những liên tưởng, so sánh thông minh và tài hoa. Sáng tạo hình ảnh là ở chỗ mạnh của ngòi bút Chế Lan Viên. Phát huy chỗ mạnh ấy, nhà thơ thường kết nên hàng chùm, hàng chuỗi hình ảnh như tung những tràng pháo lên bầu trời thơ...

Hi vọng bài viết giúp các em học sinh hiểu hơn về bài thơ Tiếng hát con tàu nói chung và tài năng xây dựng hình ảnh thơ của Chế Lan Viên. 


 

shoppe