Soạn Về luân lí xã hội ở nước ta Phan Châu Trinh - Văn 11
Với bài Soạn Về luân lí xã hội ở nước ta của tác giả Phan Châu Trinh, Cunghocvui sẽ mang đến cho các bạn bài Soạn Về luân lí xã hội ở nước ta ĐẦY ĐỦ NHẤT. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Câu 1 (Trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Cấu trúc của văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta được chia làm ba phần như sau:
Phần 1: Từ đầu.... mất đi đã từ lâu rồi
Nội dung: Bàn về việc ở nước ta chưa có những luân lí xã hội, mọi người chưa có ý niệm về luân lí xã hội
Phần 2: Tiếp theo.....không có cũng vì thế
Nội dung: Chỉ ra ví dụ ở bên Châu Âu - nơi con người ta có luân lí xã hội, mọi người vì mục đích chung, vì dân tộc, còn vua quan nước ta chưa cùng nhau góp sức
Phần 3: Còn lại
Nội dung: Khẳng định đất nước cần phải có sự đồng lòng, chung tay chung sức thì mới hòa bình được, giành độc lập được
Nhận xét: Cả ba phần của đoạn trích đều liên kết chặt chẽ với nhau, phần này bổ sung và chứng minh, giải thích cho phần khác. Lập luận vô cùng chặt chẽ, sắc bén, dễ hiểu.
Xem thêm Phân tích bài Về luận lí xã hội ở nước ta (1)
Phân tích bài Về luận lí xã hội ở nước ta (2)
Câu 2 (Trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Đối tượng của văn bản: toàn thể người dân Việt Nam, đồng bào Việt Nam
=> Đối tượng rộng lớn, bao trùm cả đất nước chứ không chỉ rõ cụ thể một cá nhân nào, khẳng định đây là nhiệm vụ chung của cả dân tộc.
- Ngay từ cách đặt vấn đề, Phan Châu Trinh đã chỉ ra một vấn đề vô cùng bức thiết và đúng đắn. Đó là Việt Nam chưa có luân lí xã hội. Tác giả đã nhìn ra một điểm mới so với những nhà văn khác, những tác giả khác, ông hiểu rõ điều mình muốn nói và muốn lập luận.
- Cách nói phủ định của tác giả: "Xã hội luân lí trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều", cách nói này giúp cho chúng ta không còn ngộ nhận về luân lí xã hội mà hiểu thấu được vấn đề
- Thêm vào đó, Phan Châu Trinh còn chọn cách loại bỏ những ý kiến xuyên tạc về luân lí xã hội mà người ta sẽ nghĩ tới: "Một tiếng bè bạn không thể thay thế cho luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì?"
=> Tóm lại, từ cách đặt vấn đề, nêu dẫn chứng, tác giả đều trình bày rất rành mạch, thể hiện một tư duy sáng suốt, nhạy bén, tinh tường của Phan Châu Trinh trong thời buổi lúc bấy giờ.
Câu 3 (Trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Cách so sánh của tác giả về luân lí xã hội ở bên Châu Âu với nước ta:
- Ông chỉ ra nguyên tắc của luân lí xã hội là "ý thức giữa người với người"
- Ở Pháp và Châu Âu, luân lí xã hội rất phát triển, được biết đến rộng rãi
- Xã hội Châu Âu đề cao quyền bình đẳng giữa con người với con người, họ không chỉ quan tâm tới cá nhân, tới gia đình của họ mà còn quan tâm đến lợi ích quốc gia, và quan tâm đến vấn đề của cả Thế giới này.
- Ví dụ: Nếu một công dân ở nước Pháp mà phải chịu đựng một việc không bình đẳng thì họ nhất định sẽ lên tiếng, đòi lại công bằng cho chính mình đến cùng
- Còn ở nước ta thì chưa có sự xuất hiện của những luân lí xã hội ấy, "Họ điềm nhiên như ngủ, chẳng biết gì"
- "Không biết nghĩa vụ của mỗi người trong nước với nhau"
- Người dân Việt Nam chưa có khái niệm về việc mình cần phải quan tâm đến lợi ích của tập thể, của đất nước, của dân tộc. Cho nên chúng ta cần phải chấn chỉnh lại điều này, lấy đó làm cơ sở và nguyên nhân để xây dựng luân lí xã hội.
Câu 4 (Trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Nguyên nhân dẫn đến việc nước ta chưa có luân lí xã hội:
- Phan Châu Trinh đã thẳng thắn, trực tiếp chỉ ra nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do vua quan ở nước ta lúc bấy giờ chỉ ham vinh hoa, phú quý, triều đình thối nát "phá tan tành đoàn thể quốc dân"
- Vua thì không quan tâm tới đời sống của dân chúng
- Bọn quan lại chỉ biết nịnh bợ, vơ vét, bóc lột của dân
- Nhân dân thì có một cuộc sống đói khổ, lầm than, không được chăm lo đến lợi ích và bị bóc lột hết sức nặng nề. Hơn thế nữa, do dân chúng chỉ là những cá thể, không hợp sức lại nên không đủ sức mạnh để nổi dậy, phản kháng.
- Tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân ấy dựa trên:
- Những từ ngữ, hình ảnh hết sức xác đáng, lí lẽ dẫn chứng thuyết phục
- Câu văn dứt khoát, thẳng thắn, mạch lạc
- Qua đó thể hiện thái độ căm ghét chế độ sâu sắc, cũng bộc lộ tình yêu đất nước, nỗi xót xa trước thời cuộc của nhà yêu nước Phan Chu Trinh.
Câu 5 (Trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Nhận xét về cách kết hợp các yếu tố biểu cảm và nghị luận thông qua văn bản: Về luân lí xã hội ở nước ta:
- Yếu tố nghị luận:
+ Đặt vấn đề thẳng thắn, dẫn dắt vấn đề theo đúng trình tự
+ Lí lẽ, lập luận hết sức thuyết phục
+ Hình ảnh ví dụ thực tế, đúng đắn
+ Kết hợp vừa nêu dẫn chứng, vừa bày tỏ quan điểm của cá nhân
+ Giọng văn vừa kiên quyết, vừa mềm dẻo gợi lên những câu văn vô cùng sinh động
- Yếu tố biểu cảm:
+ Sự dụng rất nhiều phương thức biểu đạt qua các hình ảnh so sánh, các câu cảm thán, .....
+ Lời lẽ từ tốn, đi vào lòng nười
+ Sử dụng các cụm từ thể hiện lên tình cảm đồng lòng, gắn bó của cả dân tộc, qua đó khơi dậy tinh thần đoàn kết
=> Tóm lại, đoạn trích đã thành công trong việc sử dụng các yếu tố biểu cảm và nghị luận để hấp dẫn được người đọc, người nghe.
Thông qua bài soạn Về luân lí xã hội ở nước ta, Cunghocvui hy vọng đây sẽ là bài soạn Về luân lí xã hội ở nước ta đầy đủ nhất dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!