Soạn văn mẫu lớp 11 đầy đủ: Phong cách ngôn ngữ báo chí
Với bài học Phong cách ngôn ngữ báo chí trong chương trình Ngữ văn lớp 11 tập 1, Cunghocvui.com xin gửi đến các bạn bài Soạn Phong cách ngôn ngữ báo chí đầy đủ nhất ngay sau đây!
I. Lí thuyết
Cùng tham khảo qua bảng dưới đây nhé!
Xem thêm Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
1. Các cách phân loại báo chí
+ Phân theo phương tiện: báo viết, báo nói, báo hình..
+ Theo định kì xuất bản: nhật báo, tuần báo, nguyệt báo, niên báo...
+ Theo tôn chỉ mục đích và lĩnh vực xã hội: Dân trí, Sức khỏe và đời sống, Giáo dục
+ Theo nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi: báo Tuổi trẻ, Thanh Niên, Phụ nữ…
2. Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí
a) Ngữ âm – chữ viết: Người nói phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, tôn trọng người nghe; Người viết viết đúng quy cách.
b) Từ ngữ: Dùng vốn từ toàn dân, đa phong cách, tuỳ thuộc nội dung bài viết có thể dùng các vốn từ chuyên môn của các ngành.
c) Ngữ pháp: Câu văn rõ ràng, chính xác; thường dùng một số khuôn mẫu cú pháp nhất định.
d) Biện pháp tu từ: Sử dụng phù hợp với từng thể loại.
e) Bố cục trình bày: Rõ ràng, hợp lôgic, dễ tiếp thu. Một số thể loại có bố cục tương đối ổn định.
II. Luyện tập
Bài 1 (Trang 131 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Đọc một tờ báo và xác định thể loại cho tờ báo đó
Trả lời các câu hỏi như sau:
- Tên tờ báo đó thuộc về lĩnh vực gì?
- Cơ quan chủ quản của tờ báo đó là gì? Ai đứng ra chịu trách nhiệm cho nội dung?
- Xác định số báo ra ngày hôm nay (số bao nhiêu, tuần bao nhiêu?)
- Đọc tít bài đăng và xem xem bài đó có được viết đúng với phong cách ngôn ngữ báo chí không? Là tin ngắn hay bài viết?
Ví dụ cụ thể: Khi đọc một bài báo trên Internet thì ta xác định được nội dung của nó thường ngắn gọn hơn trên báo giấy, có cập nhật rõ ràng về thời gian và thông tin của sự kiện và hình ảnh cũng có màu sắc, sinh động hơn.
Bài 2 (Trang 131 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Tính chất của một bản tin đó là sự ngắn gọn, chính xác và nhanh
- Tính chất của phóng sự đó là tính đa phương tiện, có cả hình ảnh, âm thanh, lời nói (đối với trên truyền hình), còn đối với bài phóng sự viết thì mang tính cụ thể, sinh động và đi sâu vào vấn đề được nhắc tới
Bài 3 (Trang 131 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Để viết được một tờ báo về tin học tập, sinh hoạt lớp thì chúng ta cần phải xác định như sau:
- Tên của báo đó là gì?
- Số ra theo ngày, theo tuần hay theo tháng?
- Báo sẽ được in theo khổ nào? A3 hay A4
- Nội dung chính: Học tập
- Chia ra các chuyên mục, ví dụ như có từ 4-5 chuyên mục: Tin tức của các lớp, mẹo học các môn, câu đố, thư của độc giả, Vinh danh các cá nhân...
- Tiếp theo là phần lên ý tưởng nội dung: Thực hiện lấy tin tức và nội dung cho các chuyên mục theo như phân công của tổ trưởng tổ báo đó
- Cách viết một tin ngắn đầu tiên cho tờ báo đó
- Xác định thời gian của sự kiện
- Địa điểm: lớp học, trong nhà trường...
- Ngôn ngữ viết: văn phong nhí nhảnh, trẻ trung phù hợp với lứa tuổi học sinh
- Bài viết có dung lượng tối đa là 500 chữ
- Tin ngắn này phải là sự thật, có tính khách quan và chính xác, không được chen thêm cái nhìn chủ quan của người viết.
Thông qua bài Soạn Phong cách ngôn ngữ báo chí, Cunghocvui hy vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!