Soạn bài: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu (Siêu ngắn)
Câu 1 (trang 157 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
a. Không thể sắp xếp theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ”.
b. Sắp xếp theo trật tự “nhỏ, nhưng rất sắc” nhấn mạnh độ sắc của con dao
-Thể hiện sự liều mạng ăn vạ của Chí Phèo.
-Khiến Bá Kiến phải sợ hắn.
c. Trong câu được cho, trật tự “rất sắc nhưng nhỏ” là trật tự hợp lý nhất, nhấn mạnh độ nhỏ của dao để giải thích con dao không thể chặt được cành cây.
→Trật tự sắp xếp bộ phận trong câu nhằm liên kết ý của câu với các câu trước và sau nó, tạo nghĩa logic cho đoạn.
Câu 2 (trang 157 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Lựa chọn cách A: Bạn em nhỏ người nhưng rất thông minh. Thầy giáo đã chọn bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi.
+ Vì: nhấn mạnh sự thông minh của người bạn, giải thích lý do cho việc bạn ấy được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi → tạo ra sự liên kết nghĩa hợp lý.
Câu 3 (trang 158 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
a. Hai trạng ngữ “một đêm khuya”, “sáng hôm sau” đặt đầu hai câu thể hiện sự chảy trôi của thời gian, diễn tiến của cuộc đời Mị.
b. “một buổi sáng tinh sương” nhằm bổ sung thêm thông tin cho câu, nối hai vế câu còn lại, đồng thời còn nhấn mạnh xuất thân của Chí Phèo.
c. “đã mấy năm” thể hiện khoảng thời gian đã trôi qua, biểu hiện phần nào cuộc sống chịu đựng của Mị ở nhà thống lí Pá Tra.
Câu 1 (trang 158 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
a. Vế in đậm đặt ở vị trí sau để tạo sự liên kết câu có vế in đậm với câu ở ngay sau nó: nhắc đến ước mơ thời quá khứ của Chí Phèo.
b. Vế in đậm đặt phía sau nhằm nhấn mạnh thái độ của nhân vật đang nói với nhân vật đang nghe: sự biết ơn, không bao giờ quên.
Câu 2 (trang 159 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Câu văn thích hợp nhất: C. Trong những năm gần đây, các phương pháp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng, nhưng nó không phải là điều mới lạ.
Qua bài học, học sinh được nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết ý trong văn bản; có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận câu.