Soạn bài: Ôn tập phần Văn học
Câu 1 (trang 204 sgk ngữ văn 11 tập 1):
a, Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận: văn học công khai và không công khai
- Văn học công khai tồn tại dưới sự kiểm soát của chính quyền thực dân, và phân hóa thành hai khuynh hướng chính: lãng mạn và hiện thực
* Văn học lãng mạn: tiếng nói giàu xúc cảm của các nhân vật, phát huy cao độ trí tưởng tượng, , diễn tả khát vọng ước mơ
+ Xem con người là trung tâm, khẳng định cái “tôi”, đề cao thế tục
+ Đề tài xoay quanh tình yêu, thiên nhiên, quá khứ thể hiện khát vọng vượt lên cuộc sống chật chội, tù túng
+ Phản ánh cảm xúc mạnh, tương phản gay gắt, biến thái tinh vi trong tâm hồn người
* Văn học hiện thực
+ Phơi bày bất công xã hội, phản ánh tình trạng khốn khổ của người dân
+ Những sáng tác của dòng văn học có tính chân thực cao, thấm đượm tinh thần nhân đạo
b, Văn học từ thế kỉ XX cách mạng tháng Tám với nhịp độ hết sức nhanh chóng, sự phát triển thể hiện rõ trong thơ trong phong trào Thơ Mới
- Nguyên nhân: do nhu cầu cấp bách của thời đại
+ Các vấn đề được đặt ra về đất nước, cuộc sống, con người và nghệ thuật, trước đó thời kì mới giải quyết
+ Sức sống của nền văn học được thúc đẩy bởi tình yêu nước, cách mạng suốt nửa thế kỉ.
Chính “cái tôi” cá nhân này là một trong những động lực tạo nên sự phát triển với nhịp độ hết sức nhanh chóng
+ Văn học cũng trở thành một thứ hàng hóa, trở thành nghề kiếm sống
Câu 2 (trang 204 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Tiểu thuyết trung đại thường vay mượn đề tài, cốt truyện từ đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc
+ Tập trung xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn
+ Kết cấu lối chương hồi, theo công thức. Nhân vật thuật theo trình tự thời gian, nhân vật phân tuyến rõ ràng
+ Kết thúc có hậu
- Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ chưa có nhiều. Hồ Biểu Chánh nhà tiểu thuyết đầu tiên khẳng định chỗ đứng của mình với nhiều tác phẩm với có tên tuổi
+ Tái hiện được bức tranh hiện thực xã hội Nam Bộ, đủ các tầng lớp trong xã hội
+ Mô phỏng cốt truyện phương Tây, còn mang nhiều nét của văn học trung đại
Câu 3 (trang 204 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Vi hành của Nguyễn Ái Quốc, nó tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái Pháp trong chuyến tàu điện ngầm: người An Nam (nhân vật tôi) và cho đó là Khái Định
→ Tình huống nhầm lẫn tưởng như vô lí, nhưng lại có lí, người Tây rất khó phân biệt được bộ mặt khác nhau của da vàng, nhờ sự nhầm lẫn Khải Định được miêu tả khách quan
- Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan tạo ra tình huống trào phúng:
Mâu thuẫn giữa chính quyền với người dân nghèo, giữa sự khuếch trương của bọn quan lại thực dân phong kiến ước mong xin nhà của người dân nghèo. Mỗi tình cảnh riêng lại có nét hài hước riêng
- Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn Cao- cầm đầu cuộc nổi loạn nhưng có tài, nhân cách thanh cao gặp quản ngục có tâm hồn nghệ sĩ, cuộc gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh éo le để rồi họ thành tri âm, tri kỉ của nhau.
→ Tạo dựng tình thế gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm nhơ bẩn, tạo nên cuộc kì ngộ đáng nhớ
Câu 4 (trang 204 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Đặc sắc nghệ thuật ngắn Hai đứa trẻ:
- Hai đứa trẻ một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam, giá trị hiện thực cao với tinh thần nhân đạo sâu sắc, thể hiện tài năng viết truyện ngắn bậc thầy
+ Câu chuyện chỉ kể về tâm trạng thao thức của Liên và An, mong mỏi chuyến tàu rực rỡ ngang qua
+ Ông chú trọng tập trung đi sâu vào nội tâm, cảm xúc của nhân vật
+ Thành công với thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản, qua đó nhấn mạnh, khung cảnh nghèo nàn, vắng lặng của phố huyện
+ Truyện đặc sắc ở lối kể chuyện tỉ mỉ, tâm tình, thấm đượm chất thơ, với tâm hồn đôn hậu, tinh tế, sức nhạy cảm trước những biến thái nhỏ trong lòng người và vật
b, Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Tuân
- Tài năng nghệ thuật đặc sắc Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật dựng cảnh, dựng người, tạo không khí trang trọng, việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ tính chất tạo hình
- Nhân vật của ông thường có tính cách ngang tàng, tài năng, tâm hồn trong sáng, đó là biểu tượng về cái đẹp
- Ông miêu tả cảnh vật, không khí cổ kính, thiêng liêng của cảnh cho chữ, thể hiện tài năng ngôn ngữ điêu luyện, bút pháp đối lập trong tạo dựng cảnh, cảnh tượng hiện lên uy nghi, rực rỡ
c, Đặc sắc truyện Chí Phèo
- Ngôn ngữ sinh động, điêu luyện, nghệ thuật, gần lời ăn tiếng nói hằng ngày
- Giọng điệu phong phú, biến hóa, có sự đan xen lẫn nhau. Cách trần thuật linh hoạt, linh hoạt chuyển vai và điểm nhìn.
Câu 5 (trang 204 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Nét chính về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua “Số đỏ”:
- Là cuốn tiểu thuyết hiện thực trào phúng, tố cáo xã hội thượng lưu bịp bợm, giả dối, chạy theo đồng tiền
- Xã hội tri thức, bản chất đầy mâu thuẫn trào phúng thể hiện:
+ Nhan đề chứa tính hài hước
+ Một tình huống trào phúng cơ bản, nhà văn triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hóa
+ Thủ phá đối lập làm nổi bật bản chất của nhân vật, xã hội
+ Giọng điệu miêu tả, mỉa mai, giễu nhại
+ Cách chơi chữ, so sánh bất ngờ, độc đáo
→ Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén trong Hạnh phúc một tang gia, tác giả phê phán thói trưởng giả, sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” lúc bấy giờ
Câu 6 (trang 204 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Mâu thuẫn của vở kịch: nhân dân lầm than với hôn quân bạo chúa và bọn phe cánh, đã được giải quyết triệu để (Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát, cung nữ bị bắt bớ)
Mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu với lợi ích thiết thực, với thực trạng đói khổ của nhân dân, mâu thuẫn này chưa được giải quyết triệt để.
+ Vũ Như Tô tới khi chết vẫn không nhận ra lỗi lầm của mình
+ Vũ Như Tô có tội hay có công, Vũ Như Tô đúng hay những người giết Vũ Như Tô đúng
+ Tác giả thể hiện sự băn khoăn qua lời đề từ, bởi tác giả cùng một bệnh với Đan Thiềm
Câu 7 (trang 204 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao xuất phát từ ý thức sâu sắc, sự đòi hỏi cao trong sáng tạo của nhà văn đối với nghề
- Khẳng định được yêu cầu quan trọng đối với tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ phải khám phá ra cái mới
- Nam Cao diễn đạt điều đó bằng cách ngắn gọn với những liên tưởng hàm súc, giàu hình ảnh
- Sự nghiệp sáng tác của ông thực hiện nghiêm túc, hình ảnh người trí thức và người nông dân luôn mang nét mới
Câu 8 (Trang 204 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Tình yêu của Romeo- Giuliet diễn ra trong hoàn cảnh hai dòng họ có mối thù truyền kiếp
- Nỗi ám ảnh xuất hiện nhiều trong suy nghĩ Giuliet, khiến nàng băn khoăn lo cho người yêu
- Thái độ của Rô-mê-ô ngày càng quyết liệt hơn, sẵn sàng từ bỏ dòng họ để tới với tình yêu
- Cả hai đều ý thức được sự thù hận, song tình yêu của họ vượt lên trên hận thù của dòng họ