Soạn bài Ôn dịch thuốc lá - Soạn văn lớp 8
Cunghocvui - Hướng dẫn Soạn văn 8 đầy đủ nhất!
Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Ý nghĩa của dấu phẩy trong nhan đề: một biện pháp tu từ khiến trọng âm rơi vào hai từ “ôn dịch” nhấn mạnh biểu thị thái độ căm tức, ghê tởm của người viết.
- Có thể sửa nhan đề thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch. Tuy nhiên như vậy có thể sẽ làm giảm đi tính biểu cảm, hoặc quá dài dòng làm mất tính hàm súc.
Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo trước khi phân tích tác hại của thuốc lá vì đây là một cách so sánh ngầm, tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi phân tích. Điều đó làm cho lập luận thêm chặt chẽ, thuyết phục.
Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Tác giả đặt giả định trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá vì muốn cho thấy tác hại của thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà còn cả người hít phải khói thuốc; thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc.
Câu 4 (trang 122 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Tác giả đưa ra những số liệu so sánh tình hình hút thuốc lá nước ta với các nước Âu – Mĩ để mọi người thấy sự đối lập : Ta nghèo hơn nhưng “xài” thuốc lá tương đương với các nước phát triển. Các nước đã thực hiện các chiến dịch chống thuốc lá quyết liệt, vậy chúng ta cũng nên hành động chứ?
Luyện tập
Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Phân loại nguyên nhân của tình trạng hút thuốc :
- Từ tác động bên ngoài : vì lịch sự, xã giao; nể nang bạn bè; bắt chước; sự thiếu quan tâm của những người xung quanh.
- Từ bản thân : tính tò mò, không kiểm soát; không có ý thức về thuốc lá.
Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Cảm nghĩ sau khi đọc bài đọc thêm số 2 :
Bản tin của báo Sài Gòn tiếp thị được trích ở bài đọc thêm cho thấy mặt trái của sự giàu có, tác hại của chất kích thích. Anh chàng trẻ tuổi giàu có nhưng lại chết sớm vì ham chơi, vì quá đà, thiếu hiểu biết, một phần cũng là vì sự thiếu quan tâm của gia đình, bố mẹ bận kiếm tiền mà quên mất tình cảm gia đình, quên cả sự chăm lo giáo dục con cái.