Soạn bài: Ôn dịch thuốc lá (siêu ngắn)
Chia làm 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu…nặng hơn cả AIDS) : nạn ôn dịch thuốc lá
+ Phần 2 ( tiếp…con đường phạm pháp): tác hại về sức khỏe và kinh tế mà ôn dịch thuốc lá gây ra
+ Phần 3 (còn lại) : lời kêu gọi đẩy lùi vấn nạn.
Thuốc lá là một ôn dịch nguy hiểm đe dọa tới sức khỏe và tính mạng con người nặng hơn cả AIDS. Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể gây các bệnh về họng, phế quản và các nghiêm trọng khác, đặc biệt là ung thư. Khói thuốc còn khiến những người xung quanh phải chịu luồn độc. Khói thuốc lá còn khiến những người thân xung quanh chịu phải luồng độc. Tỉ lệ thanh thiếu niên Việt Nam hút thuốc ngang với các thành phố Âu- Mĩ. Cần phải chung tay chống lại, ngăn chặn nạn ôn dịch thuốc lá.
Câu 1: (trang 122 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
-Tác dụng của việc dùng dấu phẩy trong đầu về của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”:
+ Nhằm nhấn mạnh sự nguy hại của thuốc lá nguy hiểm như ôn dịch.
+ Tỏ thái độ căm ghét với thuốc lá
+ Ngắn gọn, súc tích gây ấn tượng cho người đọc.
- Vẫn có thể sửa tên nhan đề thành "ôn dịch thuốc lá" hoặc thuốc lá là một loại ôn dịch" tuy nhiên sẽ giảm đi tính biểu đạt, biểu cảm, tạo ấn tượng của nhan đề vốn có
Câu 2 : (trang 121 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá, vì: Tác giả đưa ra một lối so sánh của một nhà quân sự tài ba để chúng ta thấy được sự nguy hại của ôn dịch này. Chúng ta có thể hiểu rằng: thuốc lá cũng như một loại giặc và nó sẽ gặm nhấm, sẽ khiến con người chết dần chết mòn.
Đưa ra lối so sánh này sẽ khiến cho lập luận trở lên sắc bén, thuyết phục hơn.
Câu 3 : (trang 121 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Tác giả đặt giả định "tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!" vì:
- Tác giả bác bỏ những sự ngụy biện, chống chế thường gặp ở những người hút thuốc.
- Để chỉ rõ thuốc là nó không chỉ ảnh hưởng tới một người hút mà nó còn ảnh hưởng, còn đầu độc tới mọi người xung
- Thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc với những người hút thuốc lá và đề nghị những người hút thuốc lá phải có ý thức ra hành lang hoặc ngoài sân để không ảnh hưởng đến người khác.
Câu 4: (trang 122 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
So sánh tình hình hút thuốc ở nước ta ngang với các thành phố lớn ở Âu- Mĩ, trước khi đưa ra lời kêu gọi nhằm mục đích:
-Những số liệu so sánh ấy sẽ là sự báo động về tình hình hút thuốc lá ở mức cao của thanh thiếu niên hiện nay đặc biệt là trong tình hình nước ta còn kém phát triển.
-Hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà chức trách khi các biện pháp chống thuốc lá còn chưa cứng rắn, quyết liệt.
-Cảnh báo cho chúng ta về những vấn nạn, ôn dịch khác mà thuốc lá kéo theo.
Câu 2: (trang 122 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Trên báo “Sài Gòn tiếp thị”, câu chuyện về cái chết của chàng tỉ phú Ra-pha-en đã khiến chúng ta giật mình. Một chàng thanh niên mới 23 tuổi, thừa hưởng khối gia sản khổng lồ, một tương lai đang rộng mở. Thế nhưng, mọi thứ đã kết thúc tròng cơn mê bạch phiến. Chúng ta vừa tiếc nuối, vừa trách chàng trai non dại và lại càng lo lắng cho con em chúng ta. Hãy giáo dục con cái cẩn thận, tránh xa những chất kích thích như thuốc lá, bạch phiến, ma túy để giữ gìn cuộc sống yên bình, xán lạn cho các thế hệ tương lai.