Soạn bài Ôn dịch thuốc lá đầy đủ nhất - Ngữ văn 8 tập 1
Với bài Ôn dịch thuốc lá, Cunghocvui xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Ôn dịch thuốc lá đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
Bố cục:
Văn bản được chia làm 3 phần như sau:
Phần 1: Từ đầu... nặng hơn cả AIDS
Nội dung: Lời cảnh báo ôn dịch thuốc lá.
Phần 2: Tiếp theo.... con đường phạm pháp
Nội dung: Bàn về tác hại của thuốc lá.
Phần 3: Còn lại
Nội dung: Lời kêu gọi chống thuốc lá.
Xem thêm Cảm nghĩ về bài Ôn dịch thuốc lá
Phân tích Ôn dịch thuốc lá (Bài 1)
Phân tích bài Ôn dịch thuốc lá (bài 2)
Câu 1 (Trang 121 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
- Tác giả dùng dấu phẩy ngăn cách từ "ôn dịch" và từ "thuốc lá" là có lí do.
- Nếu bỏ đi dấu phẩy thì sẽ làm giảm đáng kể tác động mạnh mẽ của nhan đề. Bởi vì khi sử dụng dấu phẩy: Ôn dịch, thuốc lá thì tác giả đang muốn đặt thuốc lá ngang hàng với các loại ôn dịch, cho thấy tác hại khủng khiếp của thuốc lá
- Còn có thể đổi thành: "Thuốc lá là một loại ôn dịch", tuy nhiên, nếu đặt như vậy thì sẽ không gây được ấn tượng mạnh, là so sánh với nhau chứ không ngang hàng nhau.
Câu 2 (Trang 121 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Khi nói về tác hại của thuốc lá, tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo rằng cần phải đánh giặc:
- Bởi vì thuốc lá cũng như giặc ngoại xâm, cần phải chống lại và tiêu diệt chúng.
- Hơn nữa đây lại là một loại giặc rất nguy hiểm vì nó không làm cho con người chết ngay tức khắc mà sẽ tác động dần vào cơ thể để con người chết dần chết mòn, và chính vì con người không thấy ngay tác hại nên nhiều người vẫn mắc phải. Thậm chí còn vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe người khác.
- Việc so sánh đó có tác dụng rất lớn trong lập luận:
+ Làm cho lập luận thêm chặt chẽ.
+ Hình ảnh so sánh thú vị làm cho người đọc liên tưởng rõ nét, sinh động hơn.
Câu 3 (Trang 121 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
- Tác giả đặt giả định: "Có người bảo tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!":
+ Sau khi đưa ra giả định tác giả đi vào phân tích: vấn đề hút thuốc không phải là vấn đề riêng của mỗi người mà nó còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
+ Hút thuốc là quyền riêng tư, nhưng hút thuốc nơi đông người làm ô nhiễm bầu không khí của những người khác, những người vô tình hít phải khói thuốc cũng có nguy cơ mắc các bệnh về phổi cao hơn chính những người hút. Những bà mẹ mang thái hít phải khói thuốc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đứa con.
=> Tác giả cho rằng, việc hút thuốc là một tội ác, đồng thời nêu ra những lí do chính đáng nhằm bác bỏ những điều chưa chính đáng, chưa thuyết phục của những người đang hút thuốc lá.
- Khi tác giả nói: "Tôi bị bệnh mặc tôi" là để bác bỏ đi những ý kiến, những suy nghĩ chưa đúng của những người hút thuốc. Bởi họ hút thuốc lá không chỉ khiến họ bị bệnh mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Hơn thế nữa, người hút thuốc cũng chẳng thể tự tách li ra khỏi xã hội, "mặc tôi" vì tôi hút không liên quan đến ai.
Câu 4 (Trang 121 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Những số liệu, chứng cứ mà tác giả đưa ra là rất thuyết phục:
- Ông so sánh số người hút thuốc lá ở Việt Nam với các nước phương Tây, các nước Châu Âu, Châu Mĩ
- Thông qua sự so sánh, tác giả muốn cho thấy Việt Nam dù là nước nghèo, không có điều kiện nhưng lại chi một số tiền rất lớn để hút thuốc lá so với các nước châu Âu, gây nên sự tốn kém
- Nước ta còn rất nhiều bệnh dịch, rất nhiều vấn đề nhưng lại đi đua đòi theo họ, với họ một bao thuốc giá trị rất nhỏ còn với nước ta hút thuốc vô cùng tốn kém.
- Các nước đó hiện đang có chiến dịch chống thuốc lá mạnh mẽ và đã giảm thiểu được rất nhiều mà chúng ta lại chưa có những hành động cụ thể nào.
→ Tác giả đưa ra những số liệu đó khiến cho người đọc thấy được sự cấp thiết của việc đứng lên chống lại ôn dịch thuốc lá.
Thông qua phần Soạn bài Ôn dịch thuốc lá, Cunghocvui hi vọng đây sẽ là một bài soạn hữu ích và phục vụ cho quá trình học tập của các bạn. Chúc các bạn học tập tốt!