Đăng ký

Soạn bài Nói giảm nói tránh

1,066 từ Soạn bài

I. NÓI GIẢM NÓI TRÁNH VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI GIẢM NÓI TRÁNH

1. Những từ ngữ in đậm trong đoạn trích dưới đây có nghĩa là gì? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó?

- Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.

(Hồ Chí Minh, Di chúc)

- Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.

(Tố Hữu, Bác ơi!)

- Lượng con ông Độ đây mà… Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn.

(Hồ Phương, Thư nhà)

Trả lời:

Các phần in đậm trong cả ba câu trích đều đúng trong trường hợp nói đến cái chết. Cách nói như thế là đế giảm nhẹ, để tránh đi phần nào sự đau buồn.

2. Vì sao trong những câu văn sau đây, tác giả dùng từ bầu sữa mà không dùng một từ khác cùng nghĩa.

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Trả lời:

Tác giả dùng từ ngữ bầu sữa mà không dùng một từ ngữ khác cũng nghĩa là cốt để tránh thô tục.

3. So sánh hai cách nói sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe.

- Con dạo này lười lắm.

- Con dạo này không được chăm chỉ lắm.

Trả lời:

Cách nói thứ hai tế nhị, nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1: Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống /.../

đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.

a) Khuya rồi, mời bà /../

b) Cha mẹ em /…/ từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại.

c) Đây là lớp học cho trẻ em /…/

d) Mẹ đã /…/ rồi, nên chú ý giữ gìn sức khỏe.

e) Cha nó mất, mẹ nó /…/, nên chú rất thương nó.

Trả lời:

a) Đi nghỉ

b) Chia tay nhau

c) Khiếm thị

d) Có tuổi

e) Đi bước nữa

Câu 2: Trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nói có sử dụng cách nói giảm nói tránh.

a1) Anh phải hòa nhã với bạn bè!

a2) Anh nên hòa nhã với bạn bè!

b1) Anh ra khỏi phòng tôi ngay!

b2) Anh không nên ở đây nữa!

c1) Xin đừng hút thuốc trong phòng!

c2) Cấm hút thuốc trong phòng!

d1) Nó nói như thế là thiếu thiện chí.

d2) Nó nói như thế là ác ý.

e1) Hôm qua em hỗn với anh, em xin anh thứ lỗi.

e2) Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.

Trả lời:

Câu có sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh:

a1, b2, c1, d1, e2

Câu 3: Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau.

Trả lời:

1. Anh lười học quá! - Anh học không được siêng lắm!

2. Hành động của anh xấu. - Hành dộng của anh không được đẹp

3. Con người anh nông cạn. - Con người anh chưa được sâu sắc lắm

4. Anh học còn kém lắm. - Anh cần phải cố gắng học hơn nữa

5. Lời nói của anh đầy ác ý. - Lời nói của anh thiếu thiện chí.

Câu 4: Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tùy thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh.

Trả lời:

Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ nhưng tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng hợp lý biện pháp này. Những tình huống cần nói thẳng thắn, nói đúng bản chất vấn đề thì không được nói giảm nói tránh.

shoppe