Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Chọn đáp án đúng
Câu 1: C. Xây dựng một tình huống đặc biệt: vui mà tội nghiệp, mừng mà vừa tủi vừa lo.
Câu 2: B. Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 mà còn khẳng bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ.
Câu 3: B. Khắc họa tính cách nhân vật: tạo màu sắc và phong vị dân tộc.
Câu 4: D. Tạo dựng một bức tranh hoành tráng về thiên nhiên và con người.
Câu 5: D. Cuộc sống đau thương nhưng kiên cường bất khuất của các dân tộc Tây Nguyên nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.
Câu 6: D. Không thể đơn giản, sơ lược trong việc nhìn nhận cuộc sống và con người.
Câu 7: C. Truyện Số phận con người thể hiện khát vọng vươn lên làm chủ số phận của con người.
Câu 8: D. Sự phong phú, sinh động về từ ngữ, âm thanh.
Câu 9: C. Dùng từ chính xác, độc đáo, sử dụng các phép tu từ lặp cú pháp. liệt kê.
Câu 10: D. Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen
Câu 11: B. Luận cứ không chính xác
Câu 12: B. So sánh
Đề 1 (trang 203 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
Câu 1: Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ
* Về tác giả Tô Hoài:
Tô Hoài (1920 – 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), nhưng sinh ra và lớn lên ở quê ngoại – làng Nghĩa Đô, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công.
Tác phẩm chính: Dế mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941), O chuột (tập truyện, 1942), Quê người (tiểu thuyết, 1942), Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944), Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953), Miền Tây (tiểu thuyết, 1967), Cát bụi chân ai (hồi kí, 1992), Chiều chiều (tự truyện, 1999), Ba người khác (tiểu thuyết 2006)...
Tô Hoài là nhà văn có hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có – nhiều khi rất bình dân và thô tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc.
* Về tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế của Tô Hoài trong những ngày cùng ăn, ở, làm việc với người dân vùng cao Tây Bắc.
- Đề tài:
+ Viết về thiên nhiên và con người Tây Bắc.
+ Nét riêng của Tô Hoài khi khai thác đề tài này là viết về thiên nhiên thấm đượm chất thơ, chất họa, đặc biệt là lối sống, lối suy nghĩ của con người dân tộc thiểu số Tây Bắc.
- Tác phẩm viết về hai giai đoạn cuộc đời của Mị và A Phủ:
+ Giai đoạn nói về của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài làm nô lệ cho nhà thống lí Pá Tra.
+ Giai đoạn Mị và A Phủ nên vợ nên chồng ở Phiềng Sa, họ làm chủ cuộc đời nhờ sự giác ngộ lí tưởng cách mạng.
Câu 2
Giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân:
* Nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã tràn ngập đến xóm ngụ cư như một cơn lũ, người chết như ngả rạ, người sống đi lại dật dờ như những bóng ma. Thế mà Tràng, một thanh niên nghèo, xấu xí, thô kệch, ngộc nghệch lại là dân ngụ cư bị người ta khinh rẻ bỗng dưng nhặt được vợ như nhặt cái rơm, cái rác bên đường. Tràng đến với thị vì khát khao hạnh phúc được giấu trong những lời bông đùa. Còn thị đến với Tràng chỉ vỉ miếng ăn.
→ Đây là tình huống éo le, bi hài: Tràng lấy được vợ lúc này là việc đáng mừng hay đáng lo nên cười hay nên khóc.
* Qua tình huống truyện, Kim lân đã làm nổi bật tâm lí, số phận những người nông dân nghèo trong nạn đói. Đằng sau đó là ý đồ nghệ thuật của nhà văn:
- Tình huống truyện làm nổi bật thế giới tâm lí các nhân vật.
- Tình huống truyện làm nổi bật số phận bi thảm của người nông dân nghèo trong nạn đói năm 1945 (số phận Tràng, số phận thị, số phận bà cụ Tứ).
- Thông qua tình huống truyện, tác giả còn mở ra một dự cảm tốt lành về sự thay đổi số phận của những con người khốn khổ ấy.
- Thể hiện cái nhìn hiện thực và nhân đạo của nhà văn Kim Lân.
Đề 2 (trang 203 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
Câu 1
* Ơ - nit Hê - minh - uê (1899 - 1961) là nhà văn Mĩ đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung. Người thanh niên ấy bước vào đời với nghề làm báo và làm phóng viên mặt trận cho tới kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.
Tác phẩm chính: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940), Trong thời đại chúng ta (1925),...
Dù viết về thể nghiệm của những nhân vật từng tham gia Chiến tranh thế giới nhất và cuộc chiến tranh thế giới chống phát xít hay viết về những trận đấu bò, săn thú dữ, đấu quyền Anh, dù viết về Châu Phi hay Châu Mĩ, ông đều nhằm ý đồ “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.
* Tác phẩm Ông già và biển cả:
Ông già và biển cả (1952) ra mắt bạn đọc trước khi Hê - minh - uê được tặng giải thưởng Nô – ben về văn học năm 1954, là một kết tinh trong lối kể chuyện của Hê -Minh - Uê.
Tác phẩm thể hiện niềm tin bất diệt và ý chí nghị lực của con người, “Con người có thể bị đánh bại chứ không bị hủy diệt”.
Ông già và biển cả tiêu biểu cho lối viết theo nguyên lí “tảng băng trôi” của Hê – minh – uê”.
Câu 2
Gợi ý:
* Khái quát chung: thời gian, lời nói và cơ hội là những thứ quý giá nhất cần được con người cân nhắc, thận trọng sử dụng hợp lý và hiệu quả trong cuộc đời.
- Thời gian với đời người là có hạn
+ Thời gian trôi đi sẽ không bao giờ lấy lại được, tuổi trẻ, sức lực sẽ tàn phai theo thời gian.
+ Mỗi người chúng ta cần phải biết quý thời gian, tận dụng thời gian để sống, để học tập và lao động.
- Lời nói là điều có thể dễ dàng nói ra nhưng rất khó để thu lại, do đó mỗi người chúng ta cần phải suy nghĩ trước khi nói “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.
- Cơ hội là điều hiếm gặp trong đời người: bởi vậy khi gặp cơ hội chúng ta phải nắm lấy kịp thời, cơ hội qua đi chúng ta rất khó gặp lại.
* Bài học rút ra từ câu nói: Phải học tập, tu dưỡng, rèn luyện, rèn luyện tốt mới có thể tận dụng cơ hội, sử dụng hiệu quả thời gian và lời nói, ứng xử, chuẩn bị tốt, sẵn sàng khi có cơ hội để làm những việc có ích.