Soạn bài Hai cây phong (Ai - ma - tốp) - Ngữ văn 8 tập 1
Với tác phẩm Hai cây phong, Cunghocvui.com xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Hai cây phong đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
Bố cục:
Văn bản được chia thành 4 phần như sau:
Phần 1: Từ đầu.... phía Tây
Nội dung: Tác giả giới thiệu sơ qua về làng và miêu tả khung cảnh làng
Phần 2: Tiếp theo... gương thần xanh
Nội dung: Những kỉ niệm của thời đi học được gợi nhớ về thông qua hình ảnh chính của bài: Hai cây phong
Phần 3: Tiếp theo.... biêng biếc kia
Nội dung: Những hồi ức của tác giả về người đã trồng hai cây phong cho làng
Xem thêm Giới thiệu về tác giả Ai-ma-tốp và văn bản Hai cây phong
Câu 1 (Trang 100 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
- Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong "Hai cây phong" là:
+ Mạch kể thứ nhất: mạch kể xưng "tôi" là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ → người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp.
+ Mạch kể thứ hai: mạch kể xưng "chúng tôi" vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là "cả bọn con trai" ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai.
- Nhân vật người kể chuyện có vị trí là người dẫn dắt kể lại toàn bộ câu chuyện, vừa là "tôi" vừa là "chúng tôi" để dẫn dắt câu chuyện, tôi có mặt trong câu chuyện từ đầu đến cuối, dẫn dắt và kể câu chuyện.
- Ta thấy, khi xưng "tôi", tác giả cho thấy câu chuyện trở nên cuốn hút hơn vì:
+ Đây là mạch kể chính của người trực tiếp chứng kiến câu chuyện
+ Toàn bộ bức tranh thiên nhiên được vẽ qua bằng sự ngắm nhìn cả tâm hồn, bằng sự cảm nhận và rung động rất sâu sắc của nhân vật tôi
Câu 2 (Trang 100 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
- Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "chúng tôi" thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng vụt mở ra trước mắt bọn trẻ khi từ ở những cành cao ngất ngang tầm chim bay của cây thông nhìn xuống đã thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất:
- Có thể nói người kể chuyện (một họa sĩ) đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa là vì bức tranh bằng ngôn ngữ mà họa sĩ vẽ nên có cả màu sắc và đường nét:
+ Màu sắc: Màu trắng của làn sương mờ đục, Màu xanh của thảo nguyên xa thẳm biêng biếc, Màu bạc lấp lánh của những con sông
+ Đường nét: Đất rộng bao la, Dải thảo nguyên hoang vu, Những dòng sông tận chân trời, Những đám mây, những đồng cỏ, Những nét vẽ hết sức phóng khoáng, bay bổng, làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên hùng vĩ, xứ sở thảo nguyên hoang vu rộng lớn chứa nhiều bí ẩn.
Câu 3 (Trang 100 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
- Nguyên nhân khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm gây xúc động cho người kể chuyện:
+ Hai cây phong gắn với kỉ niệm tuổi học trò.
+ Hai cây phong là nhân chứng cho câu chuyện cảm động giữa thầy Đuy-sen và cô bén An-tư-nai
- Hai cây phong được miêu tả sinh động như người:
+ Hình dáng sinh động khác thường.
+ Có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng.
+ Có nhiều sắc thái khác nhau: tiếng lá reo, tiếng rì rào,..
⇒ Nhân vật tôi đã hóa thân vào hai cây phong để hiểu được linh hồn của nó chứ không phải chỉ là sự quan sát của người nghệ sĩ bình thường. Điều đó thể hiện tình yêu quê hương nồng nàn, tha thiết.
Câu 4 (Trang 100 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Có thể chọn đoạn: "Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn – chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu…Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực."
Thông qua phần Soạn bài Hai cây phong, Cunghocvui hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt!