Soạn bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh (siêu ngắn)
1.Đề văn thuyết minh.
Cho các đề văn và trả lời câu hỏi.
-Phạm vi các đề văn nêu trên: Con người, sự vật, tín ngưỡng...
→Phạm vi rộng, phong phú và đa dạng, đề cập đến nhiều khía cạnh đời sống
-Đề văn và yêu cầu nội dung của bài văn thuyết minh:
+ Đề văn: Nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng.
+ Yêu cầu nội dung: Trình bày được cấu tạo, đặc điểm, lợi ích...của đối tượng.
2.Cách làm bài văn thuyết minh
Đọc bài văn và trả lời câu hỏi:
a.Đối tượng của bài văn là: Xe đạp
b.Bố cục :
+ Mở bài (đoạn văn đầu) : Giới thiệu khái quát vẻ xe đạp.
+ Thân bài (tiếp theo đến “tay cầm”) : Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của xe đạp.
+ Kết bài (còn lại) : Tiện ích, vị trí của xe đạp trong đời sống.
c.Bài viết trình bày cấu tạo của chiếc xe:
-Xe gồm nhiều bộ phận: Hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển, hệ thống chuyên chở.
-Các bộ phận được trình bày theo thứ tự: Cấu tạo của xe. Trình tự trình bày hợp lý, tạo thuận lợi để nói về cơ chế hoạt động của xe đạp.
d, Phương pháp thuyết minh trong bài: nêu định nghĩa, phương pháp liệt kê, dùng số liệu, nêu ví dụ, phân tích.
Bài 1 (trang 140 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Lập dàn ý cho đề bài: "giới thiệu về chiếc nói lá Việt Nam."
Mở bài: giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam
Thân bài:
-Trình bày cấu tạo chiếc nón lá
+ Hình dáng chiếc nón:hình dáng, kích thước, màu sắc
+ Nguyên liệu làm nón
+ Quy trình làm nón lá
+ Kể tên những địa điểm làm nón lá nổi tiếng ở Việt Nam
-Vai trò của chiếc nón lá:
+ Nêu công dụng của chiếc nón lá trong đời sống hằng ngày
+ Vai trò của nón trong đời sống tinh thần của nhân dân ta.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về chiếc nón lá. Định hướng phát triển biểu tượng này của văn hó Việt.