Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh - Ngắn gọn nhất
I – Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
1. Đề văn thuyết minh
- Đối tượng: một tập truyện
- Phạm vi kiến thức: tên tập truyện, xuất xứ (Nhà xuất bản nào, năm nào), hình thức trình bày (bìa, tranh ảnh,…), nội dung chính, ý nghĩa, có thể mua ở đâu,…
2. Cách làm bài văn thuyết minh
a. Bài văn thuyết minh về chiếc xe đạp.
b. Bài văn có bố cục: 3 phần.
- Phần Mở bài (hai câu đầu): giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp.
- Phần Thân bài (Tiếp theo cho đến "chỗ tay cầm"): giới thiệu các bộ phận cấu tạo của chiếc xe đạp.
- Phần Kết bài: Khẳng định tiện ích của xe đạp, dự báo về vai trò của chiếc xe đạp trong tương lai.
c. Bài văn trình bày nội dung theo trình tự các bộ phận của chiếc xe đạp: hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển, hệ thống chuyên chở, các bộ phận phụ khác. Các nội dung đưa ra cụ thể, rõ ràng, chính xác đến từng chi tiết nhỏ.
d. Bài văn sử dụng các phương pháp: nêu định nghĩa; liệt kê; dùng số liệu; so sánh; phân loại, phân tích.
III – Luyện tập
Lập ý và dàn ý cho đề bài: “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”.
a. Mở bài:
Chiếc nón lá Việt Nam là… (nêu một định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam)
b. Thân bài:
- Giới thiệu khái quát chiếc nón:
+ Hình dáng, màu sắc;
+ Nguyên liệu làm nón
+ Cách làm, nơi làm (những nơi làm nón nổi tiếng: Huế, Quảng Bình, Hà Tây,…);
+ Các bộ phận của chiếc nón
+ Giá trị sử dụng của nón
+ Giá trị văn hoá của nón: trang điểm, quà tặng, biểu diễn nghệ thuật
+ Ý nghĩa biểu tượng của nón lá Việt Nam;
c. Kết bài:
- Cảm nghĩ của em về chiếc nón;
- Cần giữ gìn nghề làm nón, nét đẹp văn hoá người Việt như thế nào?