Soạn bài: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
1.Tiếng là đơn vị cơ sở của ngôn ngữ, tiếng trong Tiếng Việt trùng với âm tiết có thể là từ
- Âm tiết có kết cấu chặt chẽ, ranh giới rõ ràng, ở dạng đầy đủ, gồm phụ âm đầu, vần, thanh điệu
2. Từ không biến đổi hình thái
3. Trong các ngôn ngữ thuộc loại ngôn ngữ đơn lập, biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp sắp đặt từ theo hình thức trước sau, sử dụng hư từ, thay đổi trật tự sắp xếp của từ, nghĩa của từ
Bài 1 (Trang 58 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Hiện tượng không biến đổi hình thái của từ:
- Nụ tầm xuân (1): phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của hoạt động hái
- Nụ tầm xuân (2): chủ ngữ của động từ mở
- Bến (1): phụ ngữ cụm động từ nhớ
- Bến (2): chủ ngữ động từ đợi
- Trẻ (1): phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng
- Trẻ (2): chủ ngữ của động từ đến
- Bống (1): bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ đem
- Bống (2): bổ ngữ cho động từ thả
- Bống (3): Bổ ngữ động từ thả
- Bống (4) bổ ngữ động từ giấu
- Bống (5) chủ ngữ hành động ngoi lên
- Bống (6): chủ ngữ của câu
Bài 2 ( trang 58 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Ví dụ
- Tiếng Anh: I like eat chicken with her.
Dịch: Tôi thích ăn thịt gà.
b, Tiếng Anh là ngôn ngữ hòa kết:
+ Ranh giới âm tiết không rõ ràng: các từ như like eat dù có hai âm tiết nhưng chúng được nối âm với nhau
+ Từ có sự biến đổi hình thức: từ her (cô ấy), trong câu này “cô ấy” không phải chủ ngữ (she) mà đóng vai trò là tân ngữ
- Ngược lại, những đặc điểm trên của tiếng Anh là những đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập.
+ Ranh giới từ rõ ràng (âm tiết tách bạch, ngắt quãng)
+ Từ có trật tự sắp xếp tuyến tính
+ Từ không có sự biến đổi hình thức
Bài 3 (trang 58 sgk ngữ văn 11 tập 2):
- Các hư từ: lại, mà
- Tác dụng: nhấn mạnh sức mạnh, chiến thắng của dân tộc, bộc lộ niềm vui tự hào về nhân dân mình.