Soạn bài Cố hương của Lỗ Tấn đầy đủ - Ngữ văn 9 tập 1
Với tác phẩm Cố hương của nhà văn Lỗ Tấn, Cunghocvui xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Cố hương đầy đủ nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm Giới thiệu về tác giả Lỗ Tấn và bài Cố hương
Suy nghĩ về hình ảnh con đường ở cuối truyện Cố hương
Tóm tắt truyện Cố hương của Lỗ Tấn
Câu 1 (Trang 218 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
Văn bản được chia làm 3 phần:
Phần 1: Từ đầu...làm ăn sinh sống
Nội dung: Kể lại hành trình trở về quê hương của nhân vật
Phần 2: Tiếp theo....sạch trơn
Nội dung: Con người và quê hương ở hai phương diện: quá khứ và hiện tại
Phần 3: Còn lại
Nội dung: Những suy nghĩ, trăn trở của nhân vật khi rời xa khỏi quê hương
Câu 2 (Trang 218 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
Trong truyện có 2 nhân vật chính là nhân vật “tôi” và nhân vật Nhuận Thổ.
Nhân vật trung tâm là nhân vật Nhuận Thổ bởi vì thông qua nhân vật này, tác giả đã thể hiện được mọi sự thay đổi của làng quê.
Câu 3 (Trang 218 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
- Những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ là: so sánh tương phản giữa quá khứ và hiện tại. Trong quá khứ, Nhuận Thổ là một cậu bé nhanh nhẹn, thông minh, tiểu anh hùng, còn hiện tại, nhân vật này là một cố nông già nua, nghèo khó, đông con.
- Tính cách của thím Hai Dương và Thuận Thổ là điển hình cho sự tác động của cái đói, cái nghèo và của nạn tham nhũng gây ra. Tác giả không chỉ khắc họa nên nhân vật mà còn phơi bày ra cả một xã hội lúc bây giờ.
- Trước tình cảnh như vậy, ta thấy được sự thất vọng, buồn bã của tác giả về thực tại xã hội khi ấy, cùng với đó là những nỗi niềm trăn trở, những nỗi băn khoăn muốn cho xã hội thoát khỏi hiện thực đó, trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 4 (Trang 218 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
- Đoạn văn chủ yếu dùng phương thức miêu tả là đoạn văn b, qua đó, tác giả muốn làm nổi bật về sự thay đổi của Nhuận Thổ về mặt ngoại hình để người đọc thấy được tình cảnh sống khốn khó của Nhuận Thổ cũng như những người nông dân miền biển nói chung.
- Đoạn văn chủ yếu dùng phương thức tự sự (kết hợp với biểu cảm) là đoạn văn a, qua đó, tác giả muốn làm nổi bật mối quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thân thời thơ ấu.
- Đoạn văn c là đoạn văn sử dụng phương thức nghị luận. Tác giả bộc lộ những suy nghĩ của mình bằng những lập luận đã nêu ra.
Luyện tập
Bài 1 (Trang 219 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
Tham khảo qua bảng sau đây nhé!
Thông qua bài soạn Cố hương của tác giả Lỗ Tấn, Cunghocvui hi vọng đây sẽ là bài soạn văn đầy đủ và hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt!