Đăng ký

Hướng dẫn học tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn lớp 9

3,033 từ

Cố Hương là một tác phẩm để đời của nhà văn Lỗ tấn. Hãy cùng Cunghocvui.com tìm hiểu tác phẩm này qua bài viết dưới đây

Cố hương

I.    Với truyện ngắn cố hương, có lẽ những trang văn là những trang đời của Lỗ Tấn. Xuất thân từ một gia đình quan lại sa sút nên thuở nhỏ ông đã sống với nông thôn. Lớn lên, ông tạm biệt gia đình với quyết chí đổi đời. Ông đã từng học ngành hàng hải, địa chất, rồi y học với mong ước thay đổi cuộc sống cho mình, và cho đời. Nhưng rồi ông đã chọn con đường văn học vì nghĩ rằng chỉ có văn học mới thay đổi được tận gốc, và thúc đẩy con người đủ can đảm từ bỏ cái lạc hậu và nỗ lực xây dựng đời sống mới, mà Cố hương là một trong những truyện mang dòng suy nghĩ ấy của ông. 

Tóm tắt truyện Cố Hương của Lỗ Tấn
II.    Theo trình tự thời gian, truyện ngắn cố hương có thế được chia thành ba đoạn, diễn tả ba nội dung chính. Đó là hơn hai mươi năm đi làm ăn ở phương xa, nay về thăm và để từ biệt ngôi nhà, từ giã làng quê, những sự việc diễn ra trước lúc lên đường, và những suy nghĩ, mong ước về tương lai.

Đầu truyện là những dòng văn tự sự đan xen với văn miêu tả cảnh đổi thay của làng mạc khi đang ngồi trong thuyền. Hiện thực “thôn xóm tiêu điều" đan xen với kí ức mơ hồ tạo chút băn khoăn trong lòng nhân vật “tôi”: “Không nén được, lòng tôi se lại". Thực ra quyết định về quê của “tôi” lần này đã là quyết định buồn bởi vì về là để “vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu", về quê với mục đích và tâm trạng như thế thì khó để “tôi” vui. Khi về tới cổng nhà, nhìn mái ngói có mây cọng tranh khô phất phơ trước gió, nhìn chung quanh “cảnh tượng càng hiu quạnh" thì “đủ rõ nhà không đổi chủ không được". Một tâm trạng buồn!

Tất nhiên về nhà, được gặp gỡ người thân thì cũng có những giây phút mừng vui. Nhưng khi nghe mẹ nhắc “đi thăm các nhà bà con một chút", và cho biết Nhuận Thổ sắp đến thì tâm lí vui - buồn lẫn lộn nổi lên trong lòng “tôi”. Vui là ở chỗ khi nghe mẹ nhắc đến Nhuận Thổ “trong kí ức tôi hỗng hiện ra một cảnh tượng thẩn tiên, kì dị". Những trang văn này nhà văn đã viết bằng phương thức tự sự, miêu tả lẫn phương thức nghị luận. Cái hay là ở nghệ thuật lọng ghép ba phương thức ấy một cách liền mạch. Ấy là miêu tả bãi dưa hấu bên bờ biển, giải thích ba hạng người đi làm thuê: “trường niên, đoản công, ở tháng" để nói nguyên nhân được gặp Nhuận Thổ. Và giải thích “hắn sinh tháng nhuận, ngũ hành khuyết thổ nên bố hắn đặt tên lù Nhuận Thổ". “Cảnh tượng thần tiên, kì dị” là “tôi” kết thân rất nhanh với thằng bé có “khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng". Thằng bé Nhuận Thổ ấy có tài bẫy chim, săn thú bằng cái đinh ba để giữ bãi dưa hấu đang độ cho trái chín, hắn biết nhiều loại ốc, sò, cá, ... “Nhuận Thổ hẳn biết nhiều chuyện lạ lùng lắm, kể không xiết". Đây là kỉ niệm đẹp, là niềm vui tuổi nhỏ sống từ kí ức.

Kể từ đó trở về sau là hiện thực buồn, là những cuộc gặp gỡ với những người mà hình ảnh trước mắt đối lập hẳn với hình ảnh sống lại trong kí ức, Người đầu tiên mà “tôi” không nhận ra nếu mẹ không nhắc lại là thím Hai Dương, người có biệt danh là “nàng Tây Thi đậu phụ". “Nhưng hồi đó, chị thoa phấn, lưỡng quyền không cao như thế này, môi cũng không mỏng như bây giờ", về nhân tướng thì như thế ở khuôn mặt, nhưng điều đáng buồn đối với "tôi” là cách nói năng chua ngoa, cạnh khóe, và cái thói giật lấy đồ đạc một cách trơ tráo của chị. Không buồn làm sao được khi "tôi” chứng kiến cảnh người lùng "ké đến đưa chân, người đến lấy đồ đạc"'!

Buồn nhất của “tôi ” có lẽ là lúc được gặp Nhuận Thổ. "Tuy tôi nhận ra ngay là Nhuận Thổ, nhưng lại không phải là Nhuận Thố trong kí ức tôi". Nhà văn đã dùng từ đối lập để làm nổi bật sự thay đổi ờ nhân vật này. Những "khuôn mặt tròn trĩnh, nưàc da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng sạm, lại có thêm những nếp nhăn sâu hoắm" hay "Bàn tay này cũng không phải bàn tay tôi còn nhớ, hồng hảo, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn, mà vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông". Thôi thì cứ cho rằng những thay đổi bề ngoài ấy là do thời gian, vất vả trong công việc, không đáng để buồn. Nhưng khi nhìn thấy dáng điệu cung kính, và nghe được lời chào "Bẩm ông" của Nhuận Thổ thì "tôi như điếng người đi ... giữa chúng tôi đã có một bức tường khá dày ngăn cách. Thật là bi đát". Đâu còn sự gần gũi, quyến luyến của ngày còn thơ khi Nhuận Thổ phải về quê thì "tôi khóc to lên. Hắn lẩn trong bếp cũng khóc mà không chịu về”! Sự đói khổ đã làm cho con nguời. thu hẹp lại, quanh năm suốt tháng chỉ nghĩ đến miếng cơm manh áo, đâu được thảnh thơi để nghĩ đến những điều cao xa hơn. Làm việc quần quật đến nứt nẻ da tay da chân "nhưng nhà vẫn không đủ ăn, lại có được cuộc sống yên ổn đâu! Chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả". Phong thổ khắc nghiệt nên thường xuyên “mất mùa”, quan lại ức hiếp, bóc lột khiến những người đã nghèo như Nhuận Thổ lại càng khổ thêm, và chỉ biết ... thủ phận trong hoàn cảnh "con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào". Có thể nói tất cả những khắc nghiệt đó đã biến một Nhuận Thổ sống đầy tình người, lạc quan và nhanh nhẹn gần ba mươi năm về trước nay "trông anh phảng phất như một pho tượng đá" vô hồn. Cái "bi đát", "bức tường dày ngăn cách" là ở chỗ đó, còn lễ giáo trong cách xưng hô thưa bẩm chỉ là điều phụ khiến cảm giác bi đát tăng thêm mà thôi. Soạn bài Cố hương

Cũng may cho “tôi” Nhà có cháu Hoàng cùng trang lứa với Thủy Sinh - con trai thứ năm của Nhuận Thổ. Thủy Sinh và cháu Hoàng như là bản sao của Nhuận Thổ và “tôi ” khoảng ba mươi năm về trước, dễ dàng thân thiện quyến luyến bên nhau. Trên thuyền đang rời khỏi ngôi làng, bỗng cháu Hoàng hỏi :

-       Bác này! Lúc nào chúng ta lại trở về nhỉ ?
-    Trở về? Sao cháu chưa đi đã nghĩ đến chuyện trở về ?
-    Nhưng mà thằng Thủy Sinh nó hẹn cháu đến nhà nó chơi cơ mà!"

Ba câu đối thoại bằng thứ ngôn ngữ bình thường chí nêu mong ước được trở về vì lời hẹn vời Thủy Sinh của cháu Hoàng đã xoáy vào tâm tư của “tôi”. "Tôi nghĩ bụng: tói và Nhuận Thổ, tuy cách bức liên như thế này, nhưng, con cháu chúng tôi vẫn còn thân thiết với nhau". Cái đáng quý là nhân vật “tôi” còn nhận ra được điều đơn giản nhưng chân thật và đầy lòng nhân ái ở trẻ con. Nếu không được gặp Thủy Sinh thì chắc cháu Hoàng không hỏi những câu ấy. Thế mới biết:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.
(Chế Lan Viên)

Nhận ra quê hương chính là người thân, nhân vật “tôi" mới có mong ước, mới có những niềm hy vọng đầy lòng nhân ái, hy vọng thế hệ tương lai sống hạnh phúc, gần gũi nhau. Cũng nhờ nhận ra như thế mà nhân vật “tôi” mới có câu văn để đời: "Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi. ”

III.    Cố hương là một truyện ngắn hay không chỉ ờ nghệ thuật phối hợp các phương thức diễn đạt mà còn ở nội dung. Từ hiện thực nghèo khổ, Lỗ Tấn đã gợi ra cho người đọc con đương hy vọng. Tất nhiên khi nói đến nó, Lỗ Tấn không nghĩ đó là lối mòn (đã có nhiều người đi), là con đường khổ ải,... mà nó là con đường hạnh phúc.

 

 

Mong rằng bài viết trên của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!

shoppe