Soạn bài: Cố hương (Siêu ngắn)
- Phần 1 (từ đầu đến "đang làm ăn sinh sống"): Suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường về quê.
- Phần 2 (tiếp theo đến "xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét"): Những ngày nhân vật tôi ở quê và đau xót trước sự thay đổi của quê cũ, người cũ.
- Phần 3 (đoạn còn lại): Suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường xa quê, quay trở lại nơi đang sinh sống.
Cố hương là câu chuyện về chuyến hành hương của nhân vật tôi sau hơn hai mươi năm xa quê chuyển đi nơi khác làm ăn sinh sống. Sau ngần ấy thời gian trở về quê, nhân vật tôi đau xót nhận ra sự thay đổi theo chiều hướng xấu của quê hương, của những người đồng hương cũ, đặc biệt là người bạn thân thuở nhỏ tên Nhuận Thổ. Nhân vật tôi buồn bã rời quê hương với niềm hi vọng cho một tương lai tươi sáng hơn ở nơi đây.
Câu 1 (trang 218 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Phần 1 (từ đầu đến "đang làm ăn sinh sống"): Suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường về quê.
- Phần 2 (tiếp theo đến "xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét"): Những ngày nhân vật tôi ở quê và đau xót trước sự thay đổi của quê cũ, người cũ.
- Phần 3 (đoạn còn lại): Suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường xa quê, quay trở lại nơi đang sinh sống.
Câu 2 (trang 218 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Trong truyện có 2 nhân vật chính: Nhân vật tôi (tác giả), Nhuận Thổ
- Nhân vật Nhuận Thổ là nhân vật trung tâm vì đây là nhân vật thể hiện rõ nhất sự thay đổi của làng quê đã ảnh hưởng đến đời sống con người như thế nào
Câu 3 (trang 218 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh đối chiếu để làm rõ sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ
- Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ tác giả còn miêu tả sự thay đổi về cảnh vật quê hương, sự sa sút về kinh tế, sự thay đổi trong tính cách của con người chị Hai Dương bán đậu phụ cạnh cửa ngày xưa. Sự thay đổi trong mối quan hệ giữa tác giả với Nhuận Thổ
- Qua đó thể hiện tình cảm chua xót, tiếc nuối trước những giá trị của quê hương đã bị mất đi, đồng thời phê phán xã hội phong kiến đã làm thay đổi những bản chất tốt đẹp của con người
Câu 4 (trang 218 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Tác giả muốn làm nổi bật mối quan hệ gắn bó giữa mình với Nhuận Thổ thời thơ ấu, và sự thay đổi của Nhuận Thổ sau hơn 20 năm gặp lại
- Đoạn a, b chủ yếu sử dụng phương thức tự sự. Ngoài tự sự ra tác giả còn sử dụng phương thức miêu tả. Sự kết hợp giữa hai phương thức này tạo ra sự so sánh đối chiếu để người đọc nhận ra được sự thay đổi của Nhuận Thổ
- Đoạn c chủ yếu sử dụng phương thức nghị luận. Thông qua đó tác giả đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân.