Soạn bài: Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
Câu 1 (trang 31 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Từ “này” dùng để gọi, cụm từ “thưa ông” dùng để đáp.
Câu 2 (trang 31 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
Câu 3 (trang 31 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
Từ “này” được dùng để tạo lập cuộc thoại.
Từ “thưa ông” được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra.
Câu 1 (trang 32 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
- Nghĩa sự vật của các câu trên không thay đổi khi lược bỏ phần từ ngữ in đậm
- Vì nội dung chính của câu không nằm trong thành phần này
Câu 2 (trang 32 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Cụm từ "và cũng là đứa con duy nhất của anh" được thêm vào để chú thích cho cụm từ "đứa con gái đầu lòng".
Câu 3 (trang 32 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Cụm chủ – vị "tôi nghĩ vậy" làm thành phần phụ chú trong câu (2) có tác dụng báo cho độc giả biết rằng nhận định “lão không hiểu tôi” là tác giả đang nghĩ như vậy, chứ chưa hẳn đã đúng.
Câu 1 (trang 32 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Các thành phần gọi đáp: này (để gọi), vâng (để đáp). Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ trên – dưới và là quan hệ thân mật.
Câu 2 (trang 32 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Thành phần gọi đáp “Bầu ơi”. Đây chỉ là gọi hướng tới mọi người trong cộng đồng người Việt
Câu 3 (trang 33 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Thành phần phụ chú là:
(a): kể cả anh (bổ sung cho chúng tôi, mọi người)
(b): các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ (giải thích thêm cho những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này bao gồm những ai và ai có vai trò quan trọng nhất).
(c): những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới (giải thích thêm cho lớp trẻ hôm nay là ai trong tương lai).
(d): có ai ngờ; thương thương quá đi thôi (thể hiện thái độ ngạc nhiên của người nói; thể hiện tình cảm thương mến của người nói).
Câu 4 (trang 33 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
(a): kể cả anh - giải thích cho cụm từ mọi người; nhấn mạnh
(b): các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ – giải thích cho cụm từ Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này; cụ thể hoá ý nghĩa cho cụm từ này.
(c): những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới chú thích cho cụm từ lớp trẻ, mở rộng đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa về vai trò của lớp trẻ đối với tương lai của đất nước.
(d): có ai ngờ, thương thương quá đi thôi chú thích về thái độ của người nói đối với sự việc được nói đến.
Câu 5 (trang 33 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
Đất nước ta đang bước vào một thế kỷ mới, một thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới mới, vì vậy mỗi người đều phải chuẩn bị hành trang để không bị tụt hậu so với thế giới. Đầu tiên là tri thức, kĩ năng. Nó được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước sự phát triển của khoa học kĩ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỉ luật và cường độ lao động cao. Muốn có hành trang như vậy để bước vào thế kỉ mới, thì hơn bao giờ hết thanh niên phải là những người đi tiên phong trong học tập, học tập có hiệu quả. Thanh niên phải là người biết kết hợp vận dụng giữa lí thuyết và thực hành, giữa nói và làm. Chỉ có như vậy thì đất nước chúng ta mới nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu để hội nhập với thế giới. Có như vậy, thanh niên mới xứng đáng là những người chủ tương lai của đất nước.