Đăng ký

Soạn bài bếp lửa

1,493 từ

  Bắt gặp trong những trang thơ của nhà thơ Bằng Việt, người đọc thấy được một tình yêu dành cho quê hương đất nước được khơi mào, bắt nguồn từ những thứ tình cảm giản dị, mộc mạc đó là tình yêu đối với gia đình, người thân. Và bài thơ Bếp lửa là bài thơ như thế Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu bài thơ qua bài viết soạn bài bếp lửa dưới đây.  

Soạn bài bếp lửa

hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm

Hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm

   Câu 1: Trang 145 SGK

     - Bố cục: 

          +  Đoạn 1 (Ba dòng thơ đầu): Hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.

          + Đoạn 2 (Bốn khổ thơ tiếp theo) : Những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà chợt ùa về trong niềm hồi tường cùng hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.

          + Đoạn 3 (Hai khổ thơ tiếp theo) : Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.

          + Đoạn 4 (Khổ cuối): Mặc dù cháu đã khôn lớn, đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà.

   Câu 2: Trang 145 SGK

      Trong hồi tưởng của người cháu những kỉ niệm ngày tháng sống cùng bà bỗng ùa về,gợi lại:

           + Nạn đói năm lên 4 tuổi trở thành nỗi ám ảnh trong kí ức của người cháu

           + Trong suốt quãng thời gian 8 năm ở cùng bà khi bố mẹ bận đi công tác, bà đã dạy cháu học, dạy cháu làm, kể chuyện cháu nghe, chia sẻ, nuôi nấng cháu hàng ngày, bà như người mẹ thứ hai thay mẹ chăm sóc cháu

           + Năm giặc đốt làng, đốt nhà bà lo bố mẹ bận lòng, ảnh hưởng đến công việc nên bà đã dặn cháu giữ kí chuyện để bố mẹ yên tâm công tác. Những kỷ niệm về bà luôn in đậm trong lòng cháu. 

Bài thơ đan xen giữa nhiều yếu tố nghệ thuật, kể là những đoạn tả sinh động,miêu tả cảnh bếp lửa chờn vờn trong sương sớm, tả cảnh đói mòn đói mỏi, cảnh làng cháy, đặc biệt là hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm của bà… Những câu thơ bộc lộ tình yêu thương, lòng yêu ơn của người cháu nơi xa đối với bà, đồng thời bày tỏ sự xúc động trước sự tần tảo, hy sinh của bà. 

   Câu 3: Trang 145 SGK

- Hình ảnh bếp lửa xuất hiện trong bài thơ 10 lần. bếp lửa trở thành biểu tượng của tình bà chúa ấm áp, nồng nàn, yêu thương.

- Nhắc đến bếp lửa là nhớ đến người bà vì bà là người nhóm lên bếp lửa nuôi sống gia đình, đó là ngọn lửa của tình yêu thương, là sự hy sinh, sự chăm sóc của bà đối với cháu. Bà là người đã thắp sáng, nhóm lửa nấu mỗi sáng, tác giả đã dựa vào hình ảnh đó để gửi gắm cảm xúc của mình về tình bà cháu thiêng liêng, cao quý.

  Câu 4: Trang 146 SGK

  - Ở hai câu dưới, tác giả dùng từ "ngọn lửa" mà không nhắc lại "bếp lửa" vì hình ảnh "ngọn lửa" mang tính khái quát cao hơn, mang nhiều ý nghĩa tượng trưng hơn. Đó không chỉ còn là ngọn lửa bà nhóm để nấu ăn mỗi ngày mà còn là ngọn lửa được nhóm từu trong lòng bà- ngọn lửa của tình yêu thương. Bà không chủ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn truyền lửa, truyền lại cho người chúa những kỉ niệm ấm áp, nhwunxg niềm tin thiêng liêng về cuộc sống về những điều tốt đpẹ trên hành trình phía trước của cuộc đời.

  Câu 5: Trang 146 SGK

 - Tình bà chúa được thể hiện một cách chân thực và xúc động. Và tình cảm sâu nặng, yêu bà tha thiết của người cháu đối với bà ở nơi xa 

 - Tình cảm của cháu vượt qua mọi không gian, bất biến với thời gian, luôn in sâu và hiện diện trong trái tim của cháu. Dù xa bà nhưng cháu chưa lúc nào quên lời nhắc nhở của bà về tình yêu, lòng biết ơn của cháu đối với bà cao cả hơn là tình cảm gắn bó yêu thương gia đình, tổ tiên, quê hương, đất nước.

 

Mong rằng bài viết soạn bài bếp lửa của Cunghovuic.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức cho môn ngữ văn 9

shoppe