Đăng ký

Soạn bài Bếp lửa - Soạn văn lớp 9

2,586 từ Soạn bài

Câu 1. Bài thơ là lời của nhân vật nào, nói về ai và về điều gì? Dựa vào mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình, em hãy nêu bố cục của bài thơ.

1) Mạch cảm xúc và bố cọc của bài thơ

Mở ra với hình ảnh bếp lửa, bài thơ là lời tâm tình của đứa cháu hiếu thảo đang học tập  xa đất nước gửi về người bà thân yêu đang  quê nhà. Tiếp đó bài thơ đã gợi lại cả một thời tuổi nhỏ đầy gian khổ, thiếu thôn của người bà thân thiết. Những kỉ niệm dấu yêu ấy đã làm hiện lên hình ảnh người bà với sự chăm sóc lo toan mọi lẽ với tất cả tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu. Từ kỉ niệm cũ, tác giả — đứa cháu nay đã trưởng thành suy nghĩ cảm xúc về cuộc đời đầy tình thương yêu chăm chút cùa bà và nỗi nhớ thương về bà của mình nay đã ở xa đất nước. Mạch cảm xúc của bài thơ như thế đã đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm.

  Dựa vào mạch tâm trạng đó có thể xác định bố cục của bài thơ như sau:

-  Phần mở đầu (ba dòng đầu): Hình ảnh khơi nguồn cảm xúc: Bếp lửa.

-  Bốn khổ tiếp theo: Hồi tưởng những kỉ niệm về bà và tình bà cháu. 

-  Hai khổ nối tiếp: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.

-  Khổ cuối: Đã trưởng thành đi xa, đứa cháu vẫn không nguôi nhớ về bà.  

Câu 2. Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu đã được gợi lại? Em hãy chỉ ra sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ và tác dụng của sự kết hợp ấy?

"Bểp lửa” là những kỉ niệm khó phai về hình ảnh người bà trong trí tưởng tượng của nhà thơ. Bài thơ gợi lại cả một thời tuổi nhỏ, nhọc nhằn, thiếu thốn của ngứời cháu bên cạnh người bà eó cả bóng đen ghê rợn của nạn đói 1945 khủng khiếp.

                              Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

                              Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy.

   Thời tuổi nhỏ ấy gấn liền với tám năm của cuộc kháng chiến chống Pháp có cảnh: “Giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi” mẹ vá cha bận công tác xa, cháu sống trong vòng tay cưu mang dùm bọc của bà: “ bảo cháu nghe”, "bà dạy cháu làm”, "bà chăm cháu học”.

   Tác giả nhắc đến những điều này với tất cả sự quý trọng và lòng biết ơn đối với bà. Bởi vì nói đến bà là nói đến những cảnh tượng vất vả tảo tần:

                         “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

                          ...Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

                          Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi”

    Hình ảnh bà bao giờ cũng ấm áp yêu thương và tình cảm hai bà cháu bao giờ cũng thắm thiết sâu nặng không dễ gì quên.

                           - “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

                              Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

                             Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.

                             Tám năm rồng cháu cùng bà nhóm lửa

                             Tu hú kêu trên những cánh dồng xa

                             Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhờ:

                             Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?"

   Bếp lửa quê nhà thắp sáng tình bà cháu còn gợi lại một liên tưởng khác với tiếng chim tu hú giục giã , khắc khoải gợi lên biết bao là hoài niệm nhớ mong...

                                       Tu hú ơi Chẳng đến ở cùng bà

                                        Kêu chi hoài trên những cánh dồng xa

                                        Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Câu 3. Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu lại nhớ đến bà, và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa? Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ này? Vì sao tác giả lại viết "Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa"?

   Nhà thơ đã mười lần nhắc đến hình ảnh bếp lửa và bên cạnh đó là hình ảnh ngừời bà. Nhớ đến bà, là cháu nhớ đến hình ảnh bếp lửa. Nói đến hình ảnh bếp lửa, là cháu nhớ ngay đến bà, vì hai hình ảnh gắn bó với nhau suốt những năm dài gian khổ. Bếp lửa gắn với cuộc đời của bà, người phụ nữ Việt Nam muôn đời với vẻ đẹp của tảo tần, nhẫn nại, hi sinh. Bếp lửa đã thắp sáng niềm hi vọng, của sức sông bền bỉ tình bà cháu, tình quê hương. Hình ảnh bếp lửa ở đây vừa có nghĩa thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Vì thế mà tác giả đã viết:

“Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa"

Câu 4. Vì sao ở hai câu dưới tác giả dùng từ "ngọn lửa" mà không nhắc lại "bếp lửa"? Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào?

Sự chuyển hóa của hình ảnh “bếp lửa ” sang “ngọn lửa ”

                           "Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

                            Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

                            Một ngọn lửa chứa chan niềm dai dẳng”...

  Từ “bếp lửa” thực cụ thể ở bên trên đến hai câu dưới nhà thơ dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”. “Ngọn lửa” ở dây mang một ý nghĩa khái quát rộng lớn, sâu xa hơn: Đó là ngọn lửa của niềm hi vọng, có sức sống bền bỉ, của tình bà cháu, tình quê nhà nồng đượm. “Bếp lửa” chỉ làm nồng ấm câu thơ nhưng hình ảnh “ngọn lửa” tỏa sáng từng dòng thơ làm lung linh hình ảnh của bà ấm nồng lòng người đọc. Hình ảnh bà là hình ảnh người nhóm lửa, giữ lửa và đặc biệt còn là người truyền lửa, ngọn lửa thiêng của sự sống niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.

Câu 5. Cảm nhận của em về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ. Tình cảm ấy được gắn liền với những tình cảm nào khác.

   Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt là những hoài niệm ân tình tha thiết và sâu nặng về tình cảm bà cháu.

   Trong bài thơ qua từng câu chữ, hình ảnh người bà hiện lên lung linh đẹp đẽ, thật đáng quý trọng và thương yêu trong tấm lòng của tác giả. Hình ảnh ấy gắn với bếp lửa một vẻ dẹp bình dị trong đời sống thường nhật.

   Bếp lửa gợi lên những ki niệm ấm nồng, thấm thiết mà rất đỗi thiêng liêng, trọn đời luôn nâng dỡ dưỡng nuôi tâm hồn tác giá. 

 

shoppe