Phương pháp thuyết minh
Câu 1. Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp phương pháp thuyết minh trong đoạn trích ”Hoa lan Việt Nam" (Mục IV.I.SGK trang 51).
Khi tìm hiểu đoạn trích cần chú ý:
-Đoạn trích là một đoạn văn thuyết minh. Tác giả qua đó gửi đến người đọc những tri thức về hoa lan, một loài hoa được cả phương Đông lẫn phương Tây tôn quý.
-Muốn viết được đoạn trích, tác giả phải có những hiểu biết khoa học, chính xác, khách quan về loài hoa này ở nước ta.
- Hiệu quả thuyết minh của đoạn trích cao là nhờ tác giả khéo chọn lựa, vận dụng và phôi hợp các phương pháp thuyết minh như chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ (điển hình).
Câu 2: Trong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, anh (chị) muốn giới thiệu với các bạn một trong những nghề truyền thống của quê mình (trồng lúa, nuôi tằm, làm đồ gốm...). Hãy viết lời giới thiệu của anh (chị) thành một bài văn thuyết minh dài khoảng 500 chữ.
Để thực hiện tốt yêu cầu của đề bài, học sinh cần chú ý:
- Tìm tòi, học hỏi để có những hiểu biết chuẩn xác, đầy đủ về nghề truyền thống của quê hương. Đây là yêu cầu trước hết và quan trọng nhất vì không có hiểu biết gì thì không thể thuyết minh.
- Xác định mục đích thuyết minh.
- Vạch đề cương về nội dung thuyết minh.
- Lựa chọn các phương pháp thuyết minh phù hợp với từng nội dung như phương pháp định nghĩa, phương pháp nêu ví dụ đẻ thuyết minh về những nghệ nhân nổi tiếng với nghề truyền thống của quê hương; phương pháp phân tích để thuyết minh về ý nghĩa, giá trị của nghề truyền thống trên lĩnh vực vật chất hoặc văn hoá; phương pháp nguyên nhân - kết quả thuyết minh vì sao có nghề truyền thống ấy...