Đăng ký

Phân tích và chứng minh thiên nhiên trong “Nhật kí trong tù”

267 từ Phân tích
Đề bài

Phân tích và chứng minh thiên nhiên trong “Nhật kí trong tù”

   Quan niệm về thiên nhiên trong thơ Bác.

   Thiên nhiên đẹp, có các sự vật gắn bó hài hòa, có sự vận động.

   Thiên nhiên khắc nghiệt như thử thách nghị lực của con người.

   Thiên nhiên hòa hợp với con người và con người là trung tâm của thiên nhiên.

DÀN Ý CHI TIẾT

1. MỞ BÀI

+ Đối với một người có tâm hồn thiết tha yêu cái đẹp, yêu cuộc sống như Bác Hồ, thiên nhiên không chỉ là một đối tượng miêu tả quan trọng mà còn là phương tiện biểu hiện tâm tình. Nhiều khi, thiên nhiên đã trở thành người bạn tâm tình hết sức thân thiết của Bác. Trong những ngàv phải chịu cảnh tù đày khắc nghiệt nơi đất khách quê người, dù ở nhà giam chặt hẹp, tối tăm hay trên những con đường chuyến lao phải chịu bao cực hình đau đớn nhưng tâm hồn của Bác vẫn luôn rộng mở để đón nhận, thưởng thức tất cả mọi vẻ đẹp của thiên nhiên xung quanh. Khi được miêu tả thật cụ thể trong tập thơ Nhật kí trong tù thiên nhiên đó đã góp phần biểu hiện tâm hồn, tính cách cao đẹp của người tù - thi sĩ, người tù - chiến sĩ Hổ Chi Minh.

2. THÂN BÀI

   Trước hết tâm hồn nhạy cảm, tinh thế của Bác hướng tới những vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên. Nhưng khác với một số nhà thơ thời xưa, yêu thiên nhiên có khi là một trong những cách để tránh đời (Nguyễn Trãi với “Côn sơn ca”), ở đây, với Bác, trong hoàn cảnh đang bị giam hãm tù đày, yêu thiên nhiên cũng có nghĩa là yêu đời, là mong muốn giao cảm với cuộc đời, là mơ ước về tương lai, là khát vọng tự do. Trong những cảnh tượng thiên nhiên đặc biệt có ý nghĩa với Bác là hình ảnh mặt trời, vầng trăng. Mỗi buổi sáng qua ô cửa sổ nhỏ bé của nhà giam, Bác thường say mê ngắm nhìn vẻ đẹp rực rỡ của bình minh:

    Đầu non sớm sớm vầng dương mọc

    Khắp núi nơi nơi rực ánh hồng

(Cảnh bình minh)

   Bác cũng rất yêu trăng. Trong tập Nhật kí trong tù có khá nhiều bài thơ đề cập tới hình ảnh ánh trăng. (Ngắm trăng,

Hướng dẫn giải

đi sớm, Đêm thu, Đêm lạnh, Trung thu).

   Nhà giam tối tăm với bao cực hình khổ ải không ngăn được tâm hồn tự do của người tù thi sĩ hướng tới vẻ đẹp trong sáng của vầng trăng:

   Chắng được tự do mà thưởng nguyệt

   Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu

(Trung thu)

   Có thể thấy cảnh ngộ tù đày của Bác thật buồn nhưng thiên nhiên trong thơ Bác bao giờ cũng tràn đầy sức sống và niềm vui bởi vì đấy là thiên nhiên có các sự vật gắn bó hài hòa với nhau và luôn vận động theo quy luật tất yếu của cuộc sống. Trên con đường chuyển nhà giam. Bác đã vượt lên trên những đau xót thể xác để tâm hồn hòa điệu vào nhịp sống vui tươi của thiên nhiên xung quanh:

   Mặc dù bị trói chân tay,

   Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng,

   Vui say ai cấm ta dừng,

   Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu

(Trên đường đi)

   Ở bài thơ