Đăng ký

Phân tích tính cách nhân vật Nguyễn Huệ qua “Hồi thứ mười bốn”

2,251 từ

Phân tích tính cách nhân vật Nguyễn Huệ qua “Hồi thứ mười bốn” trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái

Hoàng Lê nhất thống chí là bộ tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng trong nền văn học nước ta. Các tác giả thuộc nhóm Ngô gia văn phái đã viết rất thực về các sự việc xảy ra, trong giai đoạn lịch sử dân tộc. Riêng Hồi thứ mười bốn, các tác giả dựng lên hình tượng anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ là người có tài mưu lược, điều binh khiển tướng, thần tốc tiến quân. Nguyễn Huệ nhận định sáng suốt, đúng đắn tình hình chiến sự, ý chí quyết chiến quyết thắng, dũng cảm và nghiêm minh. Ông lại là con người giàu nghĩa tình.

Trước tham vọng giựt giành đất đai của tập đoàn vua Lê - chúa Trịnh, trước vết thương chia cắt đất nước đôi đàng, trước cơn lũ xâm lăng của giặc Thanh, các anh hùng hào kiệt ra mặt. Trong đó, ba anh em nhà Tây Sơn có uy tín nhất và nổi bật là Nguyễn Huệ. Như một ngôi sao ngời sáng, Nguyền Huệ xuất hiện khi vận nước gặp cơn đen tối.
 
Trước hết, qua nhận định của tướng giặc nhà Thanh, Nguyễn Huệ là một anh hùng mưu lược có tài năng hoạch định quân mưu. Viên tổng đốc họ Tôn nói về Nguyễn Huệ: “Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân”. Tôn Sĩ Nghị nhận định vô cùng chính xác. Nguyễn Huệ là một anh hùng lão luyện, ông vừa là một con người văn võ song toàn, lại “lão luyện” kế hoạch tác chiến, đúng là con người “dũng mãnh” kiên cường, khỏe mạnh. Nhận định của viên tướng họ Tôn làm cho chúng ta cảm thấy vô cùng tự hào sung sướng vì Tổ quốc ta đã sản sinh được bậc anh hùng “có tài cầm quân” chống giặc, giữ nước, đem lại cảnh sống an lạc cho thần dân.

Đã vậy, Nguyễn Huệ còn là con người thông minh, sáng suốt nhận định tình hình chiến sự giữa ta với địch quân. Đây là lời đánh giá việc xưa của ông: “Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thê chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”. Từ suy nghĩ của ông, làm cho “người mình” thức tỉnh thấy hết các hành vi tội ác của quân xâm lược “cướp bóc, giết hại, vơ vét”, bọn cướp nước đã gieo đau thương, tang tóc cho thần dân. Thần dân có “chịu nổi” không? Trước những tai họa đó, ông có ý thức giục nhân dân đoàn kết “đuổi chúng đi”. Có như vậy mọi người mới vui hưởng cảnh sống yên bình. Từ đó, ông nhận định tình hình hiện thời: “Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện... Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng”. Lời ông nói có cơ sở vững vàng, có bằng chứng cụ thể, nhờ vậy toàn quân hết lòng, răm rắp tuân lệnh “kéo quân ra đánh đuổi” giặc Thanh.

Anh hùng Nguyễn Huệ có tài điều binh khiển tướng thần tốc. Sau khi lên ngôi hoàng để lấy hiệu Quang Trung, ông “tự mình đốc thúc đại quân thủy bộ”. Bản thân nhà vua cho “mở cuộc duyệt binh” rồi thân chinh “cưỡi voi” an ủi quân sĩ.

Vua “hạ lệnh tiến quân” không ai dám phản đối. Đó là do tài năng lãnh đạo quân pháp của ông. Các tướng sĩ, đều “nghiêm chính đội ngũ” đó là tài năng chỉnh đốn, sắp xếp có tố chức. Một đạo quân có tổ chức, ý thức kỉ luật cao như vậy, chắc chắn đem về chiến công vẻ vang. Quang Trung còn xử sự nghiêm minh. Ông tuyên bố “quân thua chém tướng” rồi nhà vua bộc lộ quyết tâm quyết chiến quyết thắng: “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh”.

Ý chí của vua thật rõ ràng, dứt khoát “thân hành cầm quân” vì ông đã vạch sẵn chiến thuật, chiến lược và tin tưởng chỉ một thời gian ngắn “mươi ngày” sẽ đem đến thắng lợi, dứt khoát sẽ “đuổi được người Thanh” về nước mà thôi. Ý chí sắt đá của ông cũng là động cơ thúc giục, là ngọn lửa nung nấu tinh thần chiến đấu của nghĩa binh.
 
Do tài năng lãnh đạo nghĩa quân xuất chúng, do tổ chức, tiến quân khoa học, thần tốc, do ý chí quyết chiến, quyết thắng, vua Quang Trung mở tiệc khao quân rồi nghiêm chỉnh báo cho các tướng biết: “Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã.  
 
Lời tâm huyết của hoàng đế Quang Trung có tác dụng cổ vũ ý chí quyết tâm một mất, một còn với bọn xâm lược. Chỉ một thời gian ngắn ngủi bảy ngày vậy mà giải quyết được cuộc chiến. Đó là do tài cầm quân và mưu trí về chiến lược của ông, do óc tổ chức chiến thuật khoa học. Nhà vua ban lệnh: "... Với cách tổ chức chiến thuật đó, nhà vua đã ngăn chặn được làn tên mũi đạn của kẻ thù. Vua còn dùng chiến thuật “phun khói mù” để tiến công, áp sát địch quân mà tiêu diệt. Vua dạy quân sĩ phương pháp tác chiến: “Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh”.

Vâng lời vua, nghĩa binh thực hiện đúng kế hoạch tiến công. Ý chí quyết chiến quyết thắng trở thành hiện thực.
 
Thế là do tài năng lãnh đạo xuất chúng, nghĩa binh Tây Sơn vào thành Thăng Long đúng ngày hẹn của hoàng đế Quang Trung. Chiến thắng vang dội đó ghi đậm trang sử vàng của dân tộc.
 
Hồi thứ mười bốn này, các tác giả viết rất thực, Làm nổi bật hình ảnh oai phong lẫm liệt của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
 
Thỉnh thoảng đọc lại giai đoạn lịch sử này, chúng ta vô cùng trân trọng, tôn vinh một thiên tài quân sự. Vua Quang Trung đã làm rạng rỡ trang sử vàng của đất nước. Mỗi lần được chiêm ngưỡng bức tượng đồng của anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, chúng ta cảm thấy tự hào vì ông cha ta, thuở trước đánh giặc giỏi.