Đăng ký

Phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga có dàn ý phân tích chi tiết

4,131 từ Phân tích Dàn ý Văn mẫu

Phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

     Lục Vân Tiên là tác phẩm thơ của Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ nổi tiếng của vùng đất Nam Bộ. Xuyên suốt tập thơ là hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên tài hoa xuất chúng, anh hùng quả cảm. Phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga để làm rõ nét hình ảnh nhân vật anh hùng Nam Bộ này.

Phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga- CungHocVui

Lục Vân Tiên đánh đuổi bọn cướp Phong Lai

DÀN BÀI PHÂN TÍCH LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

Mở bài

-     Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm thơ Lục Vân Tiên

-     Giới thiệu về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

-     Nêu nội dung mà đoạn trích tập trung miêu tả

Thân bài

-     Lục Vân Tiên gặp và đánh đuổi bọn cướp Phong Lai

-     Lục Vân Tiên xuất hiện kịp thời, giúp đỡ người ngồi trong xe bị bọn cướp càn gỡ. Lúc này Lục Vân Tiên “tay không tấc sắt” nhưng không hề tỏ chút lo sợ.

  • “ghé lại bên đàng”: thể hiện con người trượng nghĩa, thấy bất bình liền ra tay

  • “ bẻ cây làm gậy” hành động nhanh chóng, dứt khoát.

  • Lời nói “ bớ đảng hung đồ” “chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”: chỉ trích, lên án những kẻ cuồng đồ.

-     Lực lượng hai bên dường như có sự đối lập lớn về số lượng. Trong khi bọn cướp “truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng”. Lục Vân Tiên không hề nao núng “ tả đột hữu xông”, lao vào đánh bọn cướp.

Phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga- CungHocVui

Kiều Nguyệt Nga cảm tạ Lục Vân Tiên

-     Hình ảnh Lục Vân Tiên lúc này được miêu tả giống với “ Triệu Tử phá vòng Đương Dương”.

=> Lục Vân Tiên không hề nao núng, lo sợ trước số lượng của kẻ thù. Hình ảnh Lục Vân Tiên trước những thế lực xấu không hề bị lung lay, là người anh hùng khí phách, trượng nghĩa.

=>Trước khí thế và tài nghệ của Lục Vân Tiên, bọn cướp đã bị đánh cho tan tác.

=>Sức mạnh người anh hùng, bênh vực kẻ yếu, đồng thời chứng minh kẻ ác luôn bị công lý trừng trị.

* Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga

-     Sau khi bọn cướp bị đánh thua bỏ chạy, Lục Vân Tiên lại gần, động viên trấn tĩnh lại tinh thần người bên trong xe.

                         “ Hỏi ai than khóc ở trong xe này”

“ta đã trừ dòng lâu la”:để hai cô gái yên tâm về hoàn cảnh lúc này đã không còn nguy hiểm.

-     Khi biết người trong xe muốn ra lạy tạ, cảm ơn vội vàng ngăn cản. Hành động này thể hiện việc làm vừa rồi là lẽ hiển nhiên, không cần phải nhận báo đáp. 

-     Bên cạnh đó, Lục Vân Tiên cũng rất hiểu lễ nghĩa, khi biết bên trong là hai cô gái:

                             Khoan khoan ngồi đó chớ ra 

                       Nàng là phận gái, ta là phận trai

-     Lục Vân Tiên không nhận lạy tạ, cũng không muốn theo về nhà cô gái để nhận tạ ơn, bởi lẽ đối với Lục Vân Tiên:

                       “Làm ơn há dễ trông người trả ơn.

                              Này đà rõ đặng nguồn cơn,

                       Nào ai tính thiệt so hơn làm gì?

                             Nhớ câu kiến ngãi bất vi,

                       Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”

-     Làm việc tốt không phải mong báo đáp, đã làm người gặp việc bất bình ắt hẳn ai cũng sẽ ra tay cứu giúp, không phải chỉ riêng Lục Vân Tiên. Lời nói thể hiện sự khiêm tốn của nhân vật.

* Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích

-     Hình ảnh nhân vật được khắc họa qua lời nói, hành động, cử chỉ tạo cảm giác thân thuộc.

-     Ngôn ngữ bình dị, đậm chất Nam Bộ.

-     Phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga để thấy đoạn trích chỉ tập trung vào hành động, lời nói, ít miêu tả nhân vật.

Xem thêm:

Đóng vai Lục Vân Tiên kể lại toàn bộ câu chuyện cứu Kiều Nguyệt Nga

Kết bài

-     Nêu cảm nghĩ về đoạn trích cung như hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên

BÀI MẪU PHÂN TÍCH LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

     Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Nếu đại thi hào Nguyễn Du nổi tiếng với Truyện Kiều được đông đảo độc giả trong nước và quốc tế đón nhận về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật. Thì Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu lại đi sâu vào cuộc sống, trở thành một phần trong đời sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ.

     Không quá chau chuốt về ngôn từ như Truyện Kiều của Nguyễn Du, ngôn ngữ và hình ảnh nhân vật trung tâm là Lục Vân Tiên hiện ra rất mộc mạc, chân chất. Tuy nhiên, đây là tuyến nhân vật chính, với nhiều nét tính cách của người anh hùng Nam Bộ. Phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga để làm rõ hơn nhân vật này.

     Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Đình Chiểu đã mở ra hoàn cảnh gặp gỡ giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga một cách rất “ đặc biệt”. Khi gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành, hà hiếp người dân yếu thế, tiếng khóc vang trời. Lục Vân Tiên đã không ngần ngại lao vào cứu giúp:

Phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga- CungHocVui

Lục Vân Tiên bẻ cây đánh trả bọn cướp

                             Vân Tiên ghé lại bên đàng,

                       Bẻ cây làm gậy, nhằm làng xông vô.

                             Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ!

                       Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”

     Hành động của Lục Vân Tiên rõ ràng không hề được tính toán lên lên kế hoạch trước. Việc đánh trả bọn cướp, giúp đỡ người đang gặp khó khăn hoàn toàn bộc phát. Điều này chứng tỏ Lục Vân Tiên là người có tinh thần trượng nghĩa, không ngại khó khăn, nguy hiểm.

                             Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:

                       “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.

                             Trước gây việc dữ tại mầy,

                       Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.

     Rõ ràng lực lượng hai bên lúc này có sự chênh lệch rất lớn. Lục Vân Tiên chỉ có một mình và “ cây làm gậy” bẻ từ ven đường. Còn bên kia thì “truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng”. Phong Lai lúc này vô cùng căm giận, hung hãn. Nhưng ngược lại Lục Vân Tiên rất bình tĩnh, không hề nao núng dù mình khá yếu thế.

                             Vân Tiên tả đột hữu xông,

                       Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

                             Lâu la bốn phía vỡ tan,

                       Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.

                             Phong Lai trở chẳng kịp tay,

                       Bị Tiên một gậy thác rày thân vong

     Phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga để thấy khung cảnh lúc chiến đấu rất kịch tính. Lục Vân Tiên được miêu tả giống như một vị tướng trẻ tài ba Triệu Tử khi đang phá vòng Đương Dang. Kết quả bọn cướp bị đánh tan tác, vỡ trận. Tên tướng cướp không kịp trở tay đã “Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”.

     Sau khi đánh tan bọn cướp, Lục Vân Tiên tiến gần chiếc xe nơi có tiếng khóc vọng ra. Lời lẽ nhẹ nhàng, ân cần:

                               Dẹp rồi lũ kiến chòm ong,

                          Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?”

     Biết người ngồi trong xe còn đang lo sợ, hoảng loạn. Lục Vân Tiên đã nhanh chóng trấn tĩnh, thông báo tình hình bên ngoài để thêm yên tâm:

                             Vân Tiên nghe nói động lòng,

                       Đáp rằng:“Ta đã trừ dòng lâu la”

     Là người có tấm lòng trượng nghĩa, đầy khí phách thế nhưng Lục Vân Tiên cũng là người trọng lễ nghĩa. Biết Kiều Nguyệt Nga có ý ra xe để cảm tạ, đã vội vàng ngăn cản:

                             Khoan khoan ngồi đó chớ ra,

                       Nàng là phận gái, ta là phận trai.

Phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga- CungHocVui

Lục Vân Tiên động viên Kiều Nguyệt Nga

     Quan điểm nho giáo rất nặng nề “nam nữ thụ thụ bất thân”, Lục Vân Tiên không muốn Kiều Nguyệt Nga bị mang tiếng, ảnh hưởng đến danh tiết sau này. Con gái và con trai cần có khoảng cách, không được tùy tiện gặp gỡ, nhìn mặt và nói chuyện với nhau. Điều này có thể thấy Lục Vân Tiên trọng đạo lý, không vượt quá khuôn phép xã hội lúc bấy giờ.

     Khi biết Kiều Nguyệt Nga có ý mời mình về nhà để tạ ơn, Lục Vân Tiên vội vàng từ chối. 

                             Vân Tiên nghe nói liền cười:

                       “Làm ơn há dễ trông người trả ơn.

     Đối với Lục Vân Tiên, giúp đỡ người khác không phải mong được tạ ơn. Hành động giúp đỡ Kiều Nguyệt Nga chỉ có một mục đích là dẹp bỏ bọn xấu, hà hiếp dân lành, không mong được trả ơn từ Kiều Nguyệt Nga. Câu nói “ làm ơn há dễ trông người trả ơn” càng làm cho nhân vật Lục Vân Tiên thêm gần gũi và đáng quý.

     Làm việc giúp đỡ người phải xuất phát từ chính nghĩa, không mong báo đáp. Nếu có chút vụ lợi, tư tình trong hành động và suy nghĩ thì:

                             Nhớ câu kiến ngãi bất vi,

                       Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

     Phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga để thấy hình ảnh Lục Vân Tiên hiện ra là người anh hùng chân chất, bình dị của Nam Bộ. Tuy không khắc họa hình ảnh nhân vật oai phong lẫm liệt như Từ Hải .Lục Vân Tiên hiện ra là nhân vật anh hùng, trượng nghĩa, không hề nao núng trước khí thế của kẻ thù.

     Đoạn trích miêu tả nhân vật thông qua hành động, lời nói chứ không tập trung vào miêu tả ngoại hình. Hình ảnh Lục Vân Tiên hiện ra rất đẹp, bình dị, chân chất. Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm vào hình ảnh Lục Vân Tiên tư tưởng thời đại lúc bấy giờ.

     Phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã khắc họa chân thật hình ảnh nhân vật anh hùng Lục Viên Tiên. Lục Vân Tiên đại diện cho tinh thần và sự chiến đấu kiên cường của người dân với chế độ phong kiến và kẻ thù xâm lược. Tinh thần của Lục Vân Tiên là khao khát sức mạnh, chính nghĩa mà Nguyễn Đình Chiểu mong muốn lúc bây giờ.







 

shoppe