Đăng ký

Cảm nhận nhân vật Lục Vân Tiên qua Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

3,197 từ Cảm nhận

Cảm nhận nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

     Nhân dân ta xưa nay luôn mong muốn có một vị anh hùng xuất hiện, bảo vệ họ khỏi sự hung hãn của những thế lực tà ác. Điều đó được thể hiện qua rất nhiều tác phẩm dân gian như Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh,...Vào thế kỉ 20, một tác phẩm với cùng nội dung ấy được sáng tác bởi Đồ Chiểu-Nguyễn Đình Chiểu với tên “Lục Vân Tiên”. Hãy cùng tìm hiểu nhân vật chính của truyện qua phần cảm nhân nhân vật Lục Vân Tiên dưới đây.

Cảm nhận nhân vật Lục Vân Tiên- CungHocVui

Mở bài cảm nhận nhân vật Lục Vân Tiên 

    “Lục Vân Tiên” là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Đình Chiểu (Đồ Chiểu) và được đưa vào chương trình học môn Ngữ văn trung học phổ thông. Được sáng tác trước giai đoạn thực dân Pháp xâm lược, cũng như sau khi trải qua nhiều biến cố cuộc đời tác giả. Ta dường như thấy được hình ảnh nhân vật chính Lục Vân Tiên có nét tương đồng với ông. Đứng trước xã hội dần dần suy thoái, thế nhưng vẫn giữ được nét nghĩa hiệp và anh hùng trong mình.

Thân bài cảm nhận nhân vật Lục Vân Tiên 

    Đoạn trích trong sách giáo khoa từ tác phẩm là phần Lục Vân Tiên có duyên gặp gỡ và cứu Kiều Nguyệt Nga. 

Gặp bất bình trên đường

    Khi ấy, chàng vốn đang trên đường lên kinh đô dự thi thì bỗng đâu nghe được tiếng dân tình đang kêu la thảm thiết. Dừng lại hỏi chuyện thì mới biết được rằng đang có sự bất bình: bọn cướp ngang tàng ở Sơn Đài “gặp con gái tốt qua đường bắt đi. Chẳng nề hà, Lục Vân Tiên bèn “ghé lại bên đàng”:

                              “Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô."

    Sự nghĩa hiệp của chàng không chỉ thể hiện ở điểm đơn độc chiến đấu, tay “bẻ cây làm gậy”, không đắn đo suy tính. Thậm chí vinh hoa phú quý đang ở ngay trước mắt, tương lai rộng mở, nếu chỉ vào thi chậm chút thôi tất cả sẽ tan thành mây khói.  Vậy mà Vân Tiên đâu nề hà nhanh chóng quyết định xông ra, mặc kệ bọn cướp đông đảo hung hãn khiến ai ai cũng phải khiếp sợ. Nhanh chóng chắc chắn không phải vì thiếu suy nghĩ, mà là do vốn những điều tốt đẹp đã trở thành chính bản chất của chàng.

Không chút kiêng nể, Lục Vân Tiên mắng thẳng vào mặt bọn cướp xấu xa:

                              “Kêu rằng: Bớ đảng hung đồ,

                         Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân."

Qua lời mắng ta lại càng thấy được hành động của chàng xuất phát từ động cơ chính nghĩa, không vụ lợi. “Hại dân” là điều ác, là việc làm bất nhân bất nghĩa. Giây phút nhận thức được điều ấy chàng đã quyết định không chịu đứng yên nữa rồi mà “tả đột hữu xông”:

                         “Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang"

       Hình ảnh so sánh này càng làm nổi bật tính cách nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên. Tài năng của chàng được ví với Triệu Tử Long - một danh tướng thời Tam Quốc. Một mình chống lại bọn cướp cứu giúp dân lành, Lục Vân Tiên là hiện thân của con người luôn hành động vì nghĩa lớn.

     Triêu Tử Long vốn được biết đến là một danh tướng từ thời Tam Quốc với võ nghệ song toàn Lục Vân Tiên được người dân ví von như vậy cũng đủ hiểu chàng là người tài năng đến mức nào. Anh dũng một mình xông ra chống lại bọn cướp cứu giúp dân lành, ta thấy được đây chính là hiện thân của con người luôn hành động vì nghĩa lớn. Vân Tiên là hình tượng anh hùng dân lành luôn luôn mong muốn có được mỗi khi gặp họa nạn.

Từ chối sự báo đáp của Kiều Nguyệt Nga

     Một điểm nữa càng tô điểm vào tính cách nghĩa hiệp, làm việc tốt mà không vụ lợi của Lục Vân Tiên, đó chính là khi chàng từ chối lời ngỏ ý của Kiều Nguyệt Nga. Kiều Nguyệt Nga chính là cô gái may mắn vừa thoát khỏi tay bọn cướp, biết ơn ân nhân vô cùng, nàng muốn được trả ơn cho chàng:

                              “Hà Khê qua đó cũng gần,

                         Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng.

                              Gặp đây đang lúc giữa đàng,

                         Của tiền chẳng có bạc vàng cũng không.

                              Tưởng câu báo đức thù công; .

                         Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.’’

  Cảm nhận về nhân vật Lục Vân Tiên- CungHocVui

Cảm nhận về nhân vật Lục Vân Tiên

     Đạo lý người Việt từ xưa đã luôn tâm niệm “Uống nước nhớ nguồn”, nàng được thoát khỏi cảnh cưỡng ép khốn cùng kia và muốn đền đáp người giúp âu cũng là điều phải. Thế nhưng nghe đến đây chàng “Vân Tiên nghe nói liền cười” thật vô tư, hồn nhiên. Kèm theo đó là lời giải thích: 

                         “Làm ơn há để trông người trả ơn.

                              Nay đã rõ đặng nguồn cơn.

                         Nào ai đã tính thiệt so hơn làm gì.

                              Nhớ câu kiến ngãi bất vi,

                         Làm người thế ấy cũng phi anh hùng."

     Làm ơn đâu phải để trông chờ mong được đáp trả xứng đáng? Nếu vậy thì đâu còn là con người Lục Vân Tiên nghĩa hiệp nữa rồi. Và chàng cũng không chấp nhận những kẻ như vậy, họ vốn chỉ là những người vụ lợi cá nhân, chẳng hề thật lòng muốn giúp người khác. 

     Việc từ chối này lại càng tô đẹp bản chất đáng quý của chàng, trọng nghĩa khinh tài. Qua chỉ từng ấy cử chỉ thôi, ta đã đủ để khâm phục và yêu mến Lục Vân Tiên, cũng như người gửi gắn quan điểm ấy cho chàng- tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

     Phương châm sống của tác giả cũng như chàng Tiên là “kiến ngãi bất vi vô dũng giã”  có nghĩa là thấy việc nghĩa không làm không phải là người có dũng, thấy việc đúng mà không làm thì không phải là người quân tử, vì vậy tiêu chí của người học võ là trọng nghĩa.

          Có lẽ cũng chính vì thế mà chẳng mất chút giây đắn đo nào, Vân Tiên đã lao vào đánh tan bọn cướp cứu lấy Nguyệt Nga, đồng thời trả lại cuộc sống bình yên cho dân lành. Quan niệm anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu đã gắn liền với đạo lý làm người, hướng về nhân dân. Đó là bài học sâu sắc nhất mà ta cảm nhận được. Trong thời đại mới "công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ", chúng ta phải khơi dậy trí tuệ Việt Nam để làm nên động lực mới cho sức mạnh Việt Nam, chủ nghĩa anh hùng Việt Nam.

Xem thêm:

Đóng vai Lục Vân Tiên kể lại toàn bộ câu chuyện cứu Kiều Nguyệt Nga

Phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Kết bài cảm nhận nhân vật Lục Vân Tiên

     Qua phần cảm nhận nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trên đây, ta đã thấy Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa rõ nét hình ảnh chàng. Chân dung của chàng cũng chính là chân dung của một người anh hùng lý tưởng hành động vì việc nghĩa. Con người nghĩa hiệp ấy sẵn sàng hành động một mình với chiếc gậy thô sơ đánh tan bọn cướp phong lai hung hãn.

     Anh là một người anh hùng gắn bó với nhân dân, gắn liền với nỗi đau, niềm lo lắng và những khát khao của họ. Sẵn sàng hi sinh thân mình bảo vệ và phấn đấu cho hạnh phúc cộng đồng. Ấy vậy mới nói, anh xứng đáng là một vị anh hùng chân chính. Tóm lại, quan niệm anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện trong Truyện Lục Vân Tiên vô cùng cao cả và đẹp đẽ.  Sống giữa những rối ren và loạn lạc của xã hội, vị anh hùng mà ông đề cao giống như đóa hoa sen mọc lên giữa bùn lầy. Phải gắn với nhận nghĩa, trung, hiếu, tiết, lễ, hạnh, khác xa bọn bất nhân lừa thầy phản bạn.

     Từ Hình ảnh ấy, chàng Lục Vân Tiên mang tư tưởng Đồ Chiểu của chúng ta vẫn sẽ sống mãi trong lòng những người dân Việt Nam qua các thế hệ như một tấm gương về tính cách nghĩa hiệp, xả thân không mang vụ lợi. 

 

shoppe