Phân tích hình tượng cây xà nu
Tác phẩm rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Thành Trung là bản hùng ca ca ngợi đất nước con người Tây Nguyên yêu quê hương, yêu tự do, quật khởi, kiên cường đánh giặc Mỹ. Trong đó hình tượng cây xà nu xuất hiện xuyên suốt thiên truyện vừa có ý nghĩa tả thực, vừa giàu ý nghĩa biểu tượng. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu qua bài phân tích hình tượng cây xà nu.
Rừng cây xà nu
Phân tích hình tượng cây xà nu
Tác phẩm rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Thành Trung là bản hùng ca ca ngợi đất nước con người Tây Nguyên yêu quê hương, yêu tự do, quật khởi, kiên cường đánh giặc Mỹ. Trong đó hình tượng cây xà nu xuất hiện xuyên suốt thiên truyện vừa có ý nghĩa tả thực, vừa giàu ý nghĩa biểu tượng.
1. Đặc điểm hình tượng rừng xà nu
- Rừng xà nu là chứng nhân lịch sử, kết án tội ác của đế quốc Mĩ
+ Nhà văn miêu tả rừng xà nu trong tư thế phải đương đầu với bom đạn kẻ thù: "làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc". "Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày 2 lần", "hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn".
+ Không chỉ vậy, cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Lời văn chứa đựng sự tố cáo tội ác tàn bạo của giặc MĨ.
- Rừng xà nu được miêu tả gần gũi gắn bó với dân làng Xô Man trong cuộc sống đời thường cũng như trong những sự kiện lịch sử trọng đại
+ Khói xà nu xông bảng cho Tnu và Mai học chữ
+ Lửa xà nu cháy bập bùng trong góc bếp từng gia đình
+ Đuốc xà nu soi sáng nhà rông ngày đón Tnu về thăm làng
+ Lửa xà nu là chứng nhân lịch sử với con người Xô Man trong biến cố trọng đại của dân làng kẻ thù dùng nhựa xà nu đốt cháy 10 ngón tay của Tnu
+ Rừng xà nu chứng kiến cho cuộc nổi dậy quật khởi của dân làng Xô Man.
- Rừng xà nu có sức sống mãnh liệt
+ Nhà văn miêu tả bức tranh rừng xà nu với màu sắc, hương thơm, đường nét: "nhựa ứa ra, tràn trề,...", "sinh sôi nảy nở khỏe", :cạnh một cây mới ngã gục 4,5 cây con...",:ham ánh sáng mặt trời..."
+ Sức sống của lớp lớp cây xà nu: có cây con, cây trưởng thành.
- Hình tượng rừng xà nu biểu tượng cho đất rừng Tây Nguyên, cho con người Tây Nguyên.
+ Biểu tượng của tính cách hào hiệp, đứng mũi chịu sào, hiên ngang trấn dữ quê hương của đồng bào Tây Nguyên; biểu tượng cho phong thái con người Tây Nguyên cao thượng, kiêu hùng, phóng khoáng, yêu tự do.
+ Hình tượng rừng xà nu bị tàn phá tượng trwung cho nỗi đau thương của dân làng Xô Man: "Có những cây con bị đại bác chặt đứt làm đôi, vết thương cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết". Nhà văn viết về nỗi đau thương, mất mát của cây xà nu như số phận đau thương của dân làng Xô Man:" có những cây con bị đại bác chặt đứt làm đôi, vết thương cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết". Nhà văn viết về nỗi đau thương, mất mát của cây xà nu như số phận đau thương của dân làng Xô Man.
+ Hình tượng cây xà nu có ý nghĩa biểu tượng cho ý chí bất khuất, kiên cường với sức sống mãnh liệt của đồng bào Tây Nguyên. Sức sống của cây xà nu mãnh liệt như sức mạnh dân làng Xô Man bất khuất, kiên cường
+ Rừng xà nu là biểu tượng của các thế hệ dân làng Xô Man nối tiếp nhau quật khởi đánh giặc. Hình ảnh rừng xà nu xuất hiện song song với các nhân vật. Cụ Mết "như 1 cây xà nu lớn". Cây xà nu được tả như con người, người đọc liên tưởng đến các thế hệ của dân làng Xô Man- Cụ Mết- Tnu- Mai- Dít- bé Heng nối tiếp nhau tiếp tục cuộc chiến đấu kiên cường như lớp lớp cây xà nu.
+ Rừng xà nu được tả thành 1 lực lượng to lớn của đất rừng Tây Nguyên. Hình tượng rừng xà nu là hình ảnh "đất nước đứng lên đương đầu với quân xâm lược".
2. Nghệ thuật miêu tả hình tượng
+ Nghệ thuật sử dụng ngôn từ
+ Nhà văn sử dụng triệt để thủ pháp nhân hóa tả rừng xà nu
+ Nhà văn tả rừng xà nu chiếu ứng với con người
+ Nhà văn sử dụng kết cấu vòng tròn để tả rừng xà nu.
+ Hình tượng nghệ thuật đa thuật được miêu tả bằng giọng điệu đầy say mê, tự hào, đầy chất thơ, đậm chất tráng ca.
Mong rằng bài viết phân tích hình tượng rừng xà nu của Cunghocvui.com sẽ giúp ích cho các bạn!