Phân tích chi tiết truyện con rồng cháu tiên
Dân tộc Việt Nam có kho tàng truyền thuyết vô cùng phong phú, đặc sắc. Các truyền thuyết thường tập trung giải thích về nguồn gốc ra đời của con người, các hiện tượng tự nhiên,… Và để giải thích về nguồn gốc ra đời của nòi giống Lạc Hồng ta không thể không nhắc đến truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên".
Con rồng cháu tiên
* Các điểm cơ bản
Truyền thuyết: loại truyện dân gian kể vế các nhân vật và sự kiện có lién quan đến lịch sử thời xưa, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhẩn vật lịch sử được kể.
Con Rồng Cháu Tiên giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
Sự tích Con rồng cháu tiên
■ Văn kể chuyện. Câu văn ngắn gọn, dễ hiểu.
Trong kho tàng truyện cổ của mỗi dân tộc, không thiếu những câu chuyện lí thú nhằm giải thích nguồn gốc của cộng đồng người sống trên cùng một vùng đất. Truyện cổ Con Rồng Cháu Tiên là một trong những truyện tiêu biểu nhằm giới thiệu với mọi người nguồn gốc đẹp đẽ, gắn bó như máu thịt của cộng đồng người Việt trên dải đất này đã được Nguyễn Đổng Chi kể lại bằng lời văn ngắn gọn và giàu sức truyền cảm.
Phần đầu, chuyện kể về một vị thần ở “miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta.”, “con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân”. Truyện đã xác định nơi chốn, nguồn gốc của vị thần. Truyện còn cho biết thần mình Rồng thường ở dưới nước, có nhiều phép lạ, sức khỏe vô địch. Thỉnh thoảng thần lên cạn vui với dân lành. Thần cùng với dân trừ- diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh là những quỷ dữ khét tiếng làm hại dân. Thần cũng dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi. Xong việc, thần lại về thủy cung với mẹ, và khi có việc cần, thần mới hiện lên.
* Chỉ mới đọc phần đầu của truyền thuyết người đọc đã bắt gặp những chi tiết kì lạ và những chi tiết thực. Những chi tiết thực là “Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở; những chi tiết kì lạ là “Thần mình rồng, thường ở dướỉ nước...”, và “có nhiều phép lạ”.
Ở phần thứ hai, truyện giới thiệu nàng Âu Cơ và mối tình giữa Lạc Long Quân với nàng. Âu Cơ từ núi cao phương Bắc, sắc đẹp tuyệt trần, tính tình đoan hậu thuộc dòng họ Thần Nông, đến thăm vùng đất Lạc, nơi có nhiều hoa thơm cỏ lạ, cảnh đẹp tuyệt vời. Nàng gặp Lạc Long Quân. Trai tài gái sắc đem lòng yêu nhau, nên duyên chồng vợ cùng nhau chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.
Truyện không miêu tả cảnh đẹp thật chi tiết nhưng mang lại cho người đọc cảm giác ấy. Cũng như không miêu tả chi tiết chân dung của Âu Cơ nhưng người nghe vẫn cảm nhận được dung nhan của nàng chỉ trong bốn tiếng “xinh dẹp tuyệt trần”.
Tất nhiên nên duyên chồng vợ, người ta sẽ sinh con đẻ cái. Có thế’ sinh một, sinh đôi,... nhưng với Âu Cơ thì “nàng sinh ra. một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp dè lạ thường”. Đó cũng là việc sinh nở lạ kì giống như “Dàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mủi khôi ngó, khỏe mạnh như thần”.
Phần thứ ba truyền thuyết kể lại cuộc chia tay của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Nguyên nhân của cuộc chia tay không như những đói vợ chồng bình thường, vì sự xung đột không thể hàn gắn được giữa hai người, mà là do hoàn cảnh tự nhiên. Điều này đâ dược Lạc Long Quân giải thích khi được Âu Cơ gọi về và tỏ ý buồn trách. Trước lời than thở hợp tình của vợ, Lạc Long Quân từ tốn giải thích rằng: Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, ngươi miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, dừng quên lời hẹn”.
Dựa vào đâu để Lạc Long Quân giải thích sự chia tay với Âu Cơ? Lời giải thích ấy có hợp lí hợp tình nàng?
Nước thẳm và non cao là hai nơi chốn khác nhau, sinh vật ở các nơi ấy cũng đã khác huống chi con người. Hai người có thể hợp tình nhưng tính chất và thói quen trong cuộc sông thường ngày thì khác nhau. Dù cả Lạc Long Quân lẫn Âu Cơ có phép thần nhưng Âu Cơ cũng khó sống được ở thủy cung một cách lâu dài. Vả lại trong lời giải thích của Lạc Long Quân không có ý nào chứng tỏ sự phản bội, đoạn tình đoạn nghĩa mà chỉ “chia nhau cai quản các phương”, cùng với Âu Cơ “Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn”. Như vậy đó là một cuộc chia tay không như những cuộc chia tay của những cặp vợ chồng thông thường mà là một chia tay có mục đích tăng cường và mở rộng sức mạnh của những người cùng nòi giống. Bởi vậy nên “Ầu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên dường”.
Phân tích truyền thuyết con rồng cháu tiên
Phần cuối của truyền thuyết là kết quả của cuộc chia tay ấy: Tên nước Văn Lang xuất hiện, triều đại Hùng Vương được thành lập, có tướng văn, tướng võ, “khi cha chết thỉ ngôi dược truyền cho con trưởng, mười máy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay dổi”.
Càng đọc, càng hiểu truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên em càng thấy rõ thêm nguồn gốc và nghĩa đồng bào mà dân tộc dã thể hiện suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đã từ lâu em thường đóng góp tiền tiết kiệm giúp bạn bè cùng lứa tuổi ở vùng bị nạn thiên tai. Nay em sẽ tích cực hơn và mỗi năm, với bạn bè cùng cổ động để mọi rgười không quên:
“Dù ai di ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
Mong rằng bài viết Con rồng cháu tiên của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều tham khảo!